Tiền án, tiền sự là những thuật ngữ quen thuộc không chỉ được sử dụng nhiều với giới chuyên môn mà cả trong cuộc sống của người dân. Thế nhưng rất nhiều người nhầm lẫn các thuật ngữ này và không hiểu rõ về thời hạn xóa tiền sự. Hiểu được điều đó, ACC xin gửi tới quý vị khách hàng bài viết “Thời hạn xóa tiền sự” (Cập nhật 2022) như sau;
Thời hạn xóa tiền sự (Cập nhật 2022)
1. Căn cứ pháp lý về tiền sự và thời hạn xóa tiền sự
- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
- Nghị định 111/2013/NĐ-CP.
- Nghị định 56/2016/NĐ-CP.
2. Tiền sự là gì?
Hiện nay khái niệm tiền sự chưa được quy định cụ thể trong các quy định của pháp luật mà theo cách hiểu thông thường một người có tiền sự được hiểu là người đã từng bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật về hành vi vi phạm trái quy định của pháp luật mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chưa được xóa kỷ luật hoặc chưa được coi như chưa bị xử lý vi phạm hành chính.
3. Tiền sự khác gì so với tiền án
Căn cứ vào Điều 69, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, theo đó tiền án (hay còn gọi là án tích) được hiểu là đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết án và áp dụng hình phạt được ghi và lưu lại trong lý lịch tư pháp trong thời gian luật định.
Như vậy có thể phân biệt cơ bản tiền sự và tiền án như sau:
Phạm vi sử dụng:
- Tiền án được sử dụng trong Bộ luật Hình sự;
- Tiền sự được sử dụng trong Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Loại trách nhiệm phát sinh:
- Tiền án phát sinh với người bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng chưa được xóa án tích theo quy định tại Điều 69 – 72, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
- Tiền sự phát sinh đối với người bị xử lý vi phạm hành chính, kỷ luật, phải chịu trách nhiệm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Tiền sự có xóa được không?
Khoản Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy tiền sự hoàn toàn có thể xóa được.
5. Thời hạn xóa tiền sự
Theo quy định của Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, một người đã từng bị xử lý vi phạm hành chính được coi là chưa từng bị xử lý vi phạm hành chính khi đáp ứng các điều kiện như sau:
- Đối với hình thức xử phạt là cảnh cáo: thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính là 06 tháng kể từ ngày mà công dân chấp hành xong quyết định xử phạt.
- Đối với các hình thức xử phạt vi phạm hành chính khác bao gồm phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ các hoạt động có thời hạn; tịch thu các tang vật, phương tiện dùng để vi phạm hành chính hoặc trục xuất thì thời hạn là 01 năm kể từ ngày người vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không có hành vi tái phạm thì sẽ được xác định là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Đối với hình thức bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính như đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì nếu trong thời gian 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc trong thời gian sau 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu để thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà công dân không thực hiện các hành vi mang tính chất tái phạm thì sẽ được coi là chưa từng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Trên đây là những phân tích cơ bản về tiền sự, phân biệt tiền sự với tiền án và đặc biệt là thời hạn xóa tiền sự. Hy vọng rằng với những nội dung trên quý vị sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ với ACC để được giải đáp!
Nội dung bài viết:
Bình luận