Đến đầu những năm đầu tiên của thập niên 90 của thế kỷ XX, quá trình hội nhập và mở cửa, tiếp thu phát triển ở nước ta diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong khi đó, Luật Đất đai năm 1987 lại tồn tại nhiều khúc mắc và hạn chế cần nhanh chóng khắc phục giải quyết, chủ thể có yếu tố nước ngoài xuất hiện… Vì vậy, Luật Đất đai năm 1993 ra đời đã đáp ứng được điều kiện thực tiễn. Thế thì Luật đất đai 1993 quy định thế nào về thời hạn sử dụng đất.
1. Thời hạn cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài
Tại Điều 20 Luật đất đai 1993 có quy định nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, theo đó thì:
“Thời hạn giao đất sử dụng ổn định lâu dài để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm, để trồng cây lâu năm là 50 năm. Khi hết thời hạn, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng đất chấp hành đúng pháp luật về đất đai thì được Nhà nước giao đất đó để tiếp tục sử dụng.”
Từ quy định trên có thể thấy nhà nước đặc biệt chú trọng vào đất sản xuất nông nghiệp. Việc quy định về thời hạn sử dụng đất như trên cũng như về việc có thể tiếp tục sử dụng đất khi hết thời hạn sử đất giúp khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp tạo một nền nông nghiệp ổn định phát triển bền vững, phù hợp với hoàn cảnh đất nước đổi mới.
Bên cạnh đó, luật đất đai 1993 còn quy định về thời hạn giao đất sử dụng ổn định lâu dài đối với các loại đất khác và việc này do Chính phủ quy định.
Luật đất đai 1993 được ban hành ngày 14/7/1993 và có hiệu lực từ 15/10/1993, bao gồm 7 chương và 89 điều. Mời bạn đọc theo dõi bài viết Luật đất đai 1993 để biết thêm chi tiết
2. Thời hạn sử dụng đất trong trường hợp thuê đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản
Căn cứ vào điều 78 luật đất đai 2013 có quy định như sau:
“Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản do hoàn cảnh gia đình neo đơn, khó khăn, do chuyển sang làm nghề khác nhưng chưa ổn định hoặc thiếu sức lao động thì được cho người khác thuê đất với thời hạn không được quá ba năm. Trường hợp đặc biệt khó khăn, thời hạn cho thuê có thể dài hơn do Chính phủ quy định; người thuê đất phải sử dụng đúng mục đích.”
Như vậy, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản được phép cho thuê lại đất cho người khác nếu do hoàn cảnh gia đình neo đơn, khó khăn hay do chuyển sang làm nghề khác nhưng chưa ổn định hoặc thiếu sức lao động.
Đối với trường hợp thuê đất này thì người thuê đất có thời hạn sử dụng đất là không quá ba năm. Tuy nhiên, thời hạn cho thuê có thể dài hơn nếu thuộc trường hợp đặc biệt khó khăn, thời hạn này do Chính phủ quy định.
Sau khi thuê đất thì người sử dụng đất phải sử dụng đất đúng với mục đích sử dụng đất.
Việc quy định như vậy là phù hợp với thực tiễn, hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Mọi người có thể dễ dàng tiếp cận việc sản xuất nông nghiệp nhằm cải thiện cuộc sống, đẩy mạnh thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
3. Thời hạn sử dụng đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế (gọi chung là người nước ngoài), người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê đất.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế (gọi chung là người nước ngoài), người Việt Nam định cư ở nước ngoài đây là những chủ thể mới trong pháp luật đất đai so với trước đây. Những chủ thể này xuất hiện trong quá trình đất nước tiến hành đổi mới, cải cách, mở cửa hội nhập.
Theo đó tại Điều 83 luật đất đai 1993 có quy định về thời hạn sử dụng đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài, của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thuê đất và cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam xây dựng trụ sở, quy định cụ thể như sau:
“Thời hạn thuê đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài, của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo thời hạn đầu tư quy định tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Thời hạn thuê đất để xây dựng trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam để sử dụng không quá 99 năm.”
Quy định về thời hạn sử dụng đất của luật đất đai 1993 đã có những bước đột phá và tương đối hợp lý hơn so với luật đất đai trước đó. Việc thay đổi quy định về thời hạn sử dụng đất của luật đất đai 1993 giúp cho việc sử dụng đất của người dân được thuận lợi hơn trong việc sử dụng đất đai, giúp cho đất nước phát triển và hội nhập kinh tế với thế giới. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề nào thắc mắc hay có nhu cầu cần hỗ trợ, giải đáp tư vấn, vui lòng liên hệ:
Zalo: 0846967979
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận