Thời hạn phục hồi điều tra (Cập nhật 2024)

Việc đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra sẽ đưa đến hậu quả pháp lý là vụ án bị chấm dứt hoặc vụ án tạm dừng trong một khoảng thời gian xác định khi có các căn cứ theo luật định. Do đó, khi căn cứ này không còn, nói cách khác, khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, ACC Group sẽ cung cấp tới quý khách hàng một số thông tin cơ bản về phục hồi điều tra cũng như thời hạn phục hồi điều tra.

thoi-han-phuc-hoi-dieu-tra-1

Thời hạn phục hồi điều tra (Cập nhật 2022)

         1. Phục hồi điều tra là gì?

Phục hồi điều tra là một giai đoạn đặc biệt của quá trình điều tra. Giai đoạn phục hồi điều tra chỉ xuất hiện khi có những tình tiết đặc biệt và trước đó cuộc điều tra đã được tạm đình chỉ hoặc đình chỉ do hết thời hạn điều tra mà chưa chứng minh được tội phạm.

          2. Cơ sở để phục hồi điều tra?

Căn cứ khoản 1 Điều 235 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cơ sở pháp luật để phục hồi điều tra như sau:

- Khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Nếu việc điều tra bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157 của Bộ luật này (không được khởi tố vụ án hình sự khi: đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá) mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định phục hồi điều tra.

         3.  Ai có thẩm quyền phục hồi điều tra?

Về nguyên tắc, thẩm quyền ra quyết định phục hồi điều tra thuộc Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 của Điều 235 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, nếu việc điều tra trước đây bị đình chỉ dựa trên các căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự (đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá, theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015) mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì Cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát cùng cấp đều có quyền ra quyết định phục hồi điều tra.

        4. Bị can có quyền gì trong thời hạn phục hồi điều tra?

Căn cứ khoản 1 Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 bị can có quyền yêu cầu điều tra lại nếu việc điều tra bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157 của Bộ luật này mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại.

Căn cứ khoản 2 Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi điều tra; bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can có quyền được Cơ quan điều tra gửi quyết định phục hồi điều tra.

        5.  Thời hạn phục hồi điều tra?

Căn cứ Điều 174 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, thời hạn phục hồi điều tra được quy định như sau:

- Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng;

- Không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.

- Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

Nói tóm lại, thời hạn phục hồi điều tra là một vấn đề tương đối quan trọng trong quá trình tố tụng hình sự. Qua bài viết trên, ACC Group mong rằng quý khách hàng đã hiểu hơn về vấn đề này.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo