Hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật tố tụng hình sự trong đó có thủ tục giám đốc thẩm nói riêng đang được các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu đổi mới theo hướng nâng cao hiệu quả áp dụng, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn để một mặt bảo vệ trật tự pháp luật, lợi ích của xã hội, mặt khác tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã xác định: “Từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ
![Thời Hạn Nộp đơn Giám đốc Thẩm Bao Nhiêu Ngày? [2023]](https://cdn.accgroup.vn/wp-content/uploads/2022/12/Tho%CC%9B%CC%80i-ha%CC%A3n-no%CC%A3%CC%82p-do%CC%9Bn-gia%CC%81m-do%CC%82%CC%81c-tha%CC%82%CC%89m-bao-nhie%CC%82u-nga%CC%80y-2023.jpeg)
1. Giám đốc thẩm là gì
Theo Điều 370 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015: “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.”
Theo đó, giám đốc thẩm là thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật mà không phải xét xử lại các bản án, quyết định đó. Điều 17 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 ghi nhận nguyên tắc thực hiện hai cấp xét xử được pháp luật Việt Nam, hai cấp xét xử đó là xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Hai cấp này với vai trò xét xử các vụ việc hay bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật khi có đơn khởi kiện hay kháng cáo, kháng nghị. Còn đối với giám đốc thẩm là thủ tục xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị.
2. Thời hạn xét theo thủ tục giám đốc thẩm
Thủ tục nhận đơn đề nghị xem xét bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm được thực hiện theo quy định tại điều 329 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
" Điều 329. Thủ tục nhận đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm
- Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu dịch vụ bưu chính nơi gửi.
- Tòa án, Viện kiểm sát chỉ thụ lý đơn đề nghị khi có đủ các nội dung quy định tại Điều 328 của Bộ luật này. Trường hợp đơn đề nghị không có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật này thì Tòa án, Viện kiểm sát yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát; hết thời hạn này mà người gửi đơn không sửa đổi, bổ sung thì Tòa án, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị, nêu rõ lý do cho đương sự và ghi chú vào sổ nhận đơn.
- Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phân công người có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị xem xét, quyết định; trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân công Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định kháng nghị. Trường hợp không kháng nghị thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tự mình hoặc ủy quyền cho Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị."
3. Thời hạn mở phiên toà giám đốc thẩm
Bên cạnh đó, thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm được quy định tại điều 399 như sau:
" Điều 339. Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm
Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm."
Như vậy, quá 6 tháng mà chưa mở phiên tòa giám đốc thẩm bạn có thể thực hiện thủ tục khiếu nại để được đảm bảo quyền lợi
Trường hợp bạn muốn khiếu nại yêu cầu xem xét lại bản án dân sự phúc thẩm (bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án - theo quy định của khoản 6 Điều 279 Bộ luật Tố tụng dân sự), phải tuân theo các quy định sau đây của Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011. Cụ thể:
Điều 283. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;
- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Căn cứ vào quy định của “Điều 284 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 quy định về phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:
- Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
- Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.”
Điều 284a quy định về đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm:
- Đơn đề nghị phải có các nội dung chính sau đây:
- a) Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;
- b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;
- c) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;
- d) Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;
đ) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu và phần cuối đơn.
- Người đề nghị phải gửi kèm theo đơn bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho người yêu cầu của mình là có căn cứ.
- Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ được gửi cho người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.
Điều 284b quy định thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:
- Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
- Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị phải cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự.
- Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có trách nhiệm phân công cán bộ tiến hành nghiên cứu đơn, hồ sơ vụ án, báo cáo người có quyền kháng nghị xem xét, quyết định. Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản cho đương sự biết.
- Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thủ tục tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.”
Điều 285 quy định về người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
- Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
- Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 288 như sau:
- Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm hai năm, kể từ ngày kết thời hạn kháng nghị:
- a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 284 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
- b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.”
Căn cứ theo Điều 284 thì thời hạn bạn được gửi đơn yêu cầu người có thẩm quyền kháng nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 01 năm; Điều 288 thì thời hạn kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm (khoản 1) hoặc 5 năm (theo quy định của khoản 2);
Tóm lại: Nếu muốn được xem xét giải quyết lại bản án dân sự phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm thì trong thời hạn một năm kể từ ngày tuyên án, bạn cần làm đơn khiếu nại lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị cho xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Nội dung đơn khiếu nại cần căn cứ theo quy định tại Điều 284a, đặc biệt lưu ý phải có kèm theo bản án và những chứng cứ chứng minh cho lý do mà bạn yêu cầu xem lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Lý do đề nghị (theo điểm d khoản 1 Điều 284a) của đơn cần căn cứ vào Điều 283 để nêu ngắn gọn những căn cứ mà bạn cho rằng cần phải xem lại bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm.
4. Thời hạn và phạm vi giám đốc thẩm
Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm theo Điều 385 Bộ luật tố tụng hình sự: “Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa.”
Như vậy kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, trong thời hạn 4 tháng, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa.
Khác với phúc thẩm, tòa án xem xét lại phần quyết định, bản án bị kháng cáo, kháng nghị, đối với giám đốc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị.
Thủ tục giám đốc thẩm phải được tiến hành trong thời hạn và phạm vi quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm đảm bảo cho quá trình giám đốc thẩm được tiến hành đúng pháp luật,
Nội dung bài viết:
Bình luận