Thời hạn chuẩn bị mở phiên tòa xét xử sơ thẩm là bao lâu?

Hiện nay, việc các bên tranh chấp muốn nhờ tòa án xét xử và giải quyết tranh chấp của mình bằng bản án, quyết định có hiệu lực bắt buộc thi hành đã trở nên rất phổ biến. Theo đó, khi tòa án thực hiện việc xét xử vụ án sẽ dựa trên nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử (xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm). Theo đó, cấp xét xử đầu tiên khi tiến hành giải quyết một vụ án chính là cấp xét xử sơ thẩm. Để có thể đưa một vụ án hình sự ra xét xử sơ thẩm thù cần phải tiến hành chuẩn bị mở phiên tòa sơ thẩm. Vậy, thời hạn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm; thời hạn chuẩn bị mở phiên tòa xét xử sơ thẩm là bao nhiêu lâu. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về thời hạn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm thì đừng bỏ lỡ bài viết chúng tôi cung cấp dưới đây.

thoi-han-mo-phien-toa-xet-xu-so-thamThời hạn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm

1. Khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Sơ thẩm tố tụng hình sự được xác định là một giai đoạn kết thúc của quá trình giải quyết một vụ án hình sự, Loại tài liệu chứng cứ của vụ án do cơ quan điều tra truy tố thu thập trong quá trình điều tra đều được xem xét một cách công khai tại phiên tòa hình sự, những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng được nghe trực tiếp lời khai của nhau được tranh luận chất và những điều mà tại cơ quan điều tra họ không có điều kiện thực hiện.

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm thực hiện trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa xem xét, giải quyết vụ án bằng việc ra bản án quyết định bị cáo hoặc các bị cáo có tội hay không có tội, hình phạt và các baiện pháp tư pháp cũng như các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa,  trên cơ sở những chứng cứ đã được kiểm tra công khai tòa án ra bản án xác định bị cáo có tội hay không có tội nếu bị cáo là người thực hiện hành vi phạm tội thì đó là tội gì được quy định tại điều khoản nào của bộ luật hình sự.  Bên cạnh đó, ngoài việc ra bản án Tòa án còn có các quyền ra các quyết định cần thiết nhằm giải quyết vụ án như quyết định đình chỉ vụ án quyết định tạm đình chỉ vụ án… Bản án, quyết định Sơ Thẩm của tòa án có thể bị kháng cáo kháng nghị theo quy định của pháp luật.  Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo kháng nghị trong thời hạn luật định thì có hiệu lực pháp luật nhưng nếu bị kháng cáo kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. 

2. Thời hạn chuẩn bị mở phiên tòa xét xử sơ thẩm là bao nhiêu lâu?

Điều 277 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thời hạn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm; Thời hạn chuẩn bị xét xử như sau:

  • Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:

a) Đưa vụ án ra xét xử;

b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.

Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.

  • Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.

3. Trình tự chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì việc Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cần phải được tiến hành theo trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Theo đó, việc chuẩn bị xét xử sơ thẩm bao gồm những công việc như sau:

Thứ 1: Nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án:

  • Tòa án kiểm tra và xử lý bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và vật chứng kèm theo do viện kiểm sát giao và nếu đầy đủ thì tiến hành thụ lý vụ án.
  • Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:

a) Đưa vụ án ra xét xử;

b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.

Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Thứ  2: Giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa

  • Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêu cầu, đề nghị:

a) Yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án;

b) Đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

c) Đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín;

d) Đề nghị của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa.

  • Nếu xét thấy yêu cầu, đề nghị có căn cứ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này và thông báo cho người đã yêu cầu, đề nghị biết; nếu không chấp nhận thì thông báo cho họ bằng văn bản nêu rõ lý do.

Thứ 3: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Thứ 4: Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa: Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, yêu cầu của Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa.

4. Những câu hỏi thường gặp

4.1 Các công việc được thực hiện tại giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là gì?

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn như: lập hồ sơ vụ án; xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác; xác định quan hệ tranh chấp; làm rõ tình tiết khách quan của vụ án; xác minh thu thập chứng cứ; Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ; và ra một trong các quyết định: công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; đưa vụ án ra xét xử.

4.2 Hòa giải trong giao đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm như thế nào?

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

4.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về thời hạn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về thời hạn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm uy tín, trọn gói cho khách hàng.

4.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về thời hạn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến thời hạn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm; thời hạn chuẩn bị mở phiên tòa xét xử sơ thẩm . Tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng mà công ty Luật ACC xin cung cấp cho khách hàng dịch vụ Tư vấn thời hạn chuẩn bị mở phiên tòa xét xử sơ thẩm là bao lâu. Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân về thời hạn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và muốn nhận được sự tư vấn liên quan đến vấn đề này cũng như trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

- Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Zalo: 084.696.7979

- Văn phòng: (028) 777.00.888

- Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1118 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo