Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp ra sao? Quy định của pháp luật về thời hạn hoạt động của doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC để hiểu rõ vấn đề này nhé.

Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi muốn gửi tới quý độc về thời hạn hoạt động của doanh nghiệp

cong-ty-cham-dut-hop-dong-truoc-thoi-han

Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp

1. Khái niệm liên quan đến doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.

Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.

2. Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp

Căn cứ vào luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Đầu tư 2020 thì hiện nay pháp luật doanh nghiệp không có quy định nào giới hạn thời hạn hoạt động của doanh nghiệp ngoại trừ quy định trong Luật đầu tư 2020 về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm và ngoài khu kinh tế là không quá 50 năm (Điều 44 Luật đầu tư 2020).

Trong trường hợp này công ty có thể nêu rõ thời hạn hoạt động của Công ty là 50 năm hoặc có thể nhiều hơn, kể từ ngày được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty có thể chấm dứt hoạt động trước thời hạn hoặc kéo dài thêm thời gian hoạt động theo quyết định của Chủ sở hữu Công ty hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ vào Điều 26 luật doanh nghiệp 2020 thì trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được quy định như sau:

- Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:

  • Đăng ký trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Đăng ký qua dịch vụ bưu chính;
  • Đăng ký qua mạng thông tin điện tử.

- Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

- Tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

4. Quyền của doanh nghiệp

Căn cứ vào Điều 7 luật doanh nghiệp 2020 quyền của doanh nghiệp được quy định như sau:

  • Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
  • Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
  • Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
  • Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
  • Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

5. Nghĩa vụ của doanh nghiệp

Căn cứ vào Điều 8 luật doanh nghiệp 2020 thì nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định như sau:

- Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

- Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; ….

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp là gì?

Là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp?

Căn cứ vào luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Đầu tư 2020 thì hiện nay pháp luật doanh nghiệp không có quy định nào giới hạn thời hạn hoạt động của doanh nghiệp ngoại trừ quy định trong Luật đầu tư 2020 về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm và ngoài khu kinh tế là không quá 50 năm (Điều 44 Luật đầu tư 2020).

Trong trường hợp này công ty có thể nêu rõ thời hạn hoạt động của Công ty là 50 năm hoặc có thể nhiều hơn, kể từ ngày được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới những hình thức công ty nào?

Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần

Doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình nào?

Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo một trong hai mô hình sau đây:
– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát;
– Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ quy định của pháp luật về thời hạn hoạt động của doanh nghiệp để quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo