Thời hạn góp vốn điều lệ theo quy định của pháp luật

Vốn điều lệ có ý nghĩa là để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty. Thông qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty. Thời hạn góp vốn điều lệ theo quy định của pháp luật được quy định như thế nào?  Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC để hiểu rõ vấn đề này nhé.

Thời hạn góp vốn điều lệ theo quy định của pháp luật

Thời hạn góp vốn điều lệ theo quy định của pháp luật 

1. Vốn điều lệ là gì?

Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

2. Quy định chung về góp vốn

Khái niệm về góp vốn theo luật doanh nghiệp Việt Nam được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Việc góp vốn này được thực hiện khi thành lập doanh nghiệp mới hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã thành lập.

Góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

3. Thời hạn góp vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

Căn cứ theo quy định khoản 2 Điều 47 Luật doanh nghiệp 2020, thành viên phải góp vốn điều lệ cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản).

Lưu ý: Trường hợp thành viên công ty góp vốn bằng tài sản khác với tài sản đã cam kết thì phải được sự đồng ý của trên 50% số thành viên còn lại trong công ty.

4. Thời hạn góp vốn của công ty cổ phần

Theo khoản 1 Điều 113 Luật doanh nghiệp 2020: Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn điều lệ bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.

thoi-han-gop-von-khi-tang-von-dieu-le

5. Biện pháp xử lý khi không góp đủ vốn trong thời hạn đã cam kết

5.1. Đối với các thành viên góp vốn

Sau thời hạn quy định tại Mục 1.2 mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:

- Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;

- Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;

- Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.

5.2. Đối với công ty

Trong vòng 90 ngày (kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), nếu có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp. Thủ tục đăng ký thay đổi này phải được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định tại Mục 1.2.

Trường hợp hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp quy định, doanh nghiệp vẫn chưa làm thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của các thành viên thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP

6. Câu Hỏi Thường Gặp

6.1 Có thể gia hạn thời hạn góp vốn điều lệ không?

Pháp luật hiện hành không cho phép gia hạn thời hạn góp vốn điều lệ quá 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các thành viên hoặc cổ đông phải tuân thủ thời hạn này và nếu có khó khăn trong việc góp vốn, cần phải thỏa thuận và điều chỉnh vốn điều lệ cho phù hợp trước khi hết thời hạn.

6.2 Thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ nếu không góp đủ trong thời hạn quy định?

Nếu không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, công ty cần thực hiện các thủ tục sau:

  • Tổ chức cuộc họp của thành viên/cổ đông để quyết định điều chỉnh vốn điều lệ.
  • Soạn thảo biên bản họp và quyết định điều chỉnh vốn điều lệ.
  • Thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh, bao gồm việc nộp hồ sơ điều chỉnh vốn điều lệ và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

6.3 Các thành viên/cổ đông có thể rút vốn điều lệ sau khi đã góp không?

Sau khi đã góp vốn điều lệ, các thành viên/cổ đông không được rút vốn trực tiếp ra khỏi công ty. Việc rút vốn chỉ có thể thực hiện thông qua việc chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần cho người khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

6.4 Quy định về chứng nhận góp vốn điều lệ như thế nào?

Công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên hoặc cổ đông sau khi họ đã góp đủ số vốn cam kết. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung như tên công ty, số vốn điều lệ, tên và địa chỉ của thành viên/cổ đông, số vốn đã góp và ngày góp vốn.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về thời hạn góp vốn điều lệ theo quy định của pháp luật để quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo