Hiến pháp và quy định của Luật Tổ chức Tòa án tại Việt Nam ghi nhận việc xét xử là của Tòa án và phải đảm bảo hai chế độ xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm. Cấp xét xử phúc thẩm cũng là cấp xét xử cuối cùng trong tiến trình tố tụng của Việt Nam. Vậy Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm hình sự là bao lâu? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Xét xử phúc thẩm hình sự
Xét xử phúc thẩm là giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị nhằm khắc phục sai lầm của tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật bảo vệ lợi ích nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức cá nhân.
Pháp luật quy định nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm phúc thẩm nhằm đảm bảo cho tòa án xét xử đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Do đó, bản án, quyết định sơ thẩm sẽ chưa có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án hoặc ra quyết định mà có thể bị kháng cáo, kháng nghị để xét xử lại hoặc xét lại ở cấp phúc thẩm. Theo đó, khi không đồng ý với quyết định tại bản án sơ thẩm, việc kiểm sát, bị cáo, bị hại, đương sự có quyền tiến hành khiếu nại, kháng nghị để tòa án phúc thẩm tiến hành xem xét lại bản án.
2. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm hình sự là bao lâu?
Tại Điều 346 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm như sau:
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
- Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
- Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.
Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
3. Quy định về nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm
Theo Điều 276 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm như sau:
- Khi Viện kiểm sát giao bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và vật chứng kèm theo (nếu có), Tòa án phải kiểm tra và xử lý:
+ Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng và bản cáo trạng đã được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì nhận hồ sơ vụ án;
+ Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) không đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản cáo trạng chưa được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản cáo trạng cho bị can hoặc người đại diện của bị can.
- Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và đưa vào hồ sơ vụ án.
Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng thì Tòa án phải thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án.
Trên đây là bài viết về Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm hình sự là bao lâu? mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận