Giấy nhượng quyền mua cổ phiếu vô hiệu dẫn đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch nhượng quyền ưu tiên mua cổ phiếu không phát sinh. Đặc biệt, quyền ưu tiên mua cổ phiếu thường chỉ được giới hạn thực hiện trong một thời gian ngắn. Do đó, việc đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp xung quanh vấn đề này.
1. Điều kiện có hiệu lực giấy chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu
Quyền mua cổ phiếu là quyền dành cho các cổ đông mua một số lượng cổ phiếu nhất định với mức giá thấp hơn giá hiện hành trên thị trường của cổ phiếu đó. Công ty/tổ chức này đang muốn phát hành bổ sung cổ phiếu. Họ muốn dành đặc quyền ngắn hạn cho các cổ đông. Thời hạn thông thường từ 30 – 45 ngày.
Các cổ đông có thể bán chúng trên thị trường thứ cấp để thu lợi nhuận. Việc chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu được thực hiện thông qua giấy đề nghị nhượng quyền mua cổ phiếu.
Vì chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu là giao dịch dân sự nên phải tuân theo quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực. Cụ thể, căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Nội dung giấy chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu
Nội dung giấy chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu phải có ba nội dung chính sau đây:
Thông tin của bên chuyển nhượng
- Thông tin cá nhân (đối với cá nhân), thông tin đăng ký doanh nghiệp (đối với tổ chức);
- Số lượng cổ phiếu sở hữu;
- Số lượng cổ phiếu được quyền mua thêm;
- Số lượng quyền mua cổ phiếu sở hữu;
- Số lượng quyền mua cam kết chuyển nhượng lại;
- Số lượng cổ phiếu được quyền mua thêm còn lại.
Thông tin của bên nhận chuyển nhượng:
- Thông tin cá nhân (đối với cá nhân), thông tin đăng ký doanh nghiệp (đối với tổ chức);
- Số lượng cổ phiếu đang sở hữu;
- Số lượng quyền mua cổ phiếu nhận chuyển nhượng.
Cam kết của các bên về việc tuân thủ giao kết chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu.
3. Giấy chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu vô hiệu
Như đã phân tích nêu trên, giao dịch nhượng quyền mua cổ phiếu phải tuân theo điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự. Theo đó, căn cứ theo Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015, nếu giao dịch chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu không có một trong ba điều kiện có hiệu lực được nêu tại Điều 117, Bộ luật Dân sự 2015 thì sẽ vô hiệu.
Hậu quả pháp lý của giao dịch chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu vô hiệu căn cứ theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, các bên tham gia giao dịch sẽ khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
4. Thời gian chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu là gì?
Thời hạn thông thường từ 30 – 45 ngày.
Các cổ đông có thể bán chúng trên thị trường thứ cấp để thu lợi nhuận. Việc chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu được thực hiện thông qua giấy đề nghị nhượng quyền mua cổ phiếu.
Vì chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu là giao dịch dân sự nên phải tuân theo quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực. Cụ thể, căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Nội dung bài viết:
Bình luận