Trong hoạt động đấu thầu, một mốc thời gian vô cùng quan trọng mà các nhà thầu cần quan tâm đó chính là thời điểm đóng thầu. Hiểu rõ “Thời điểm đóng thầu là gì?”, các nhà thầu sẽ có thời gian chuẩn bị và nộp thầu đúng thời hạn. Hãy cùng ACC tìm hiểu vấn đề này qua bài viết “Thời điểm đóng thầu là gì?” (Cập nhật 2023) quý vị nhé!
Thời điểm đóng thầu là gì? (Cập nhật 2023)
1. Thời điểm đóng thầu là gì?
Thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất (Tại Khoản 41 điều 4 Luật đấu thầu 2020)
Như vậy khi thực hiện về đấu thầu sẽ có các mốc thời gian khác nhau được công bố một cách công khai đó là các mốc đóng thầu và mở thầu theo quy định để người tham gia đấu thầu có thể nắm rõ các thông tin này, Tham gia vào công tác đấu thầu đúng thời hạn và cạnh tranh lành mạnh với các nhà thầu khác theo quy định.
Đối với các hồ sơ khi mở và đóng thầu cần được chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ trước khi đóng thầu tránh các trường hợp khi đã đóng thầu vẫn chưa hoàn thành được các hờ sơ dẫn tới việc bị tụt lại so với các nhà thầu khác. yếu tố về hồ sơ cũng là yếu tố để quyết định một phần để lựa chọn các nhà thầu phù hợp với các gói thầu.
2. Thời điểm đóng thầu được quy định như thế nào?
Thứ nhất, theo quy định tại khoản 41 Điều 4 Luật đấu thầu 2020 thì thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn để nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ để xuất. Hết hạn đồng nghĩa với việc bên mời thầu sẽ dừng việc nhận hồ sơ do đó công ty bạn không nắm rõ thời điểm đóng thầu dẫn đến việc nộp hồ sơ dự thầu muộn thì công ty bạn phải chịu trách nhiệm, bên phía mời thầu không nhận hồ sơ là đúng quy định pháp luật.
Thứ hai, việc tham gia hội nghị mở thầu (lễ mở thầu): Nếu bên mời thầu lấy lý do công ty bạn không phải là một bên dự thầu và không cho công ty bạn tham gia thì việc này là không đúng bởi theo quy định tại điểm a) khoản 4 Điều 45 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Công khai ở đây đồng nghĩa với việc không hạn chế đối tượng tham dự, bộc lộ toàn bộ thông tin ra bên ngoài.
Thông thường, về đối tượng tham dự lễ mở thầu thì bên mời thầu phải mời tất cả nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gói thầu đó đến dự Lễ mở thầu, ngoài ra có thể mời đại diện của các cơ quan có liên quan đến tham dự (đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, cơ quan báo chí…), và không được cấm đối tượng khác tham gia và việc mở hồ sơ dự thầu phải diễn ra vào đúng thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu mà không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu, đại biểu được mời.
3. Các trường hợp gia hạn thời điểm đóng thầu
3.1. Gia hạn thời điểm đóng thầu trước khi đóng thầu:
Theo quy định hồ sơ mời thầu có thể được sửa đổi, khi sửa đổi hồ sơ mời thầu Bên mời thầu phải gửi văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 15 ngày đối với đấu thầu quốc tế trước ngày có thời điểm đóng thầu; đối với sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu thì tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ không đáp ứng quy định tại điểm này, bên mời thầu thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu tương ứng bảo đảm quy định về thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu - điểm m khoản 2 điều 12 Luật đấu thầu 2013.
3.2. Gia hạn thời điểm đóng thầu sau khi đóng thầu:
Trường hợp tại thời điểm đóng thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, có ít hơn 03 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thì Bên mời thầu có quyền cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất(Bên mời thầu cũng có quyền mở thầu ngay mà không cần gia hạn) - khoản 4 điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Lưu ý, quy định này chỉ áp dụng cho đấu thầu trực tiếp, không áp dụng cho đấu thầu qua mạng, đối với đấu thầu qua mạng thì ngay cả khi có ít hơn 03 nhà thầu, Bên mời thầu vẫn phải đóng và mở thầu ngay.
Ngoài ra, thời điểm đóng thầu cũng có thể bị lùi lại khi các bên có tranh chấp và khởi kiện tại tòa án. Căn cứ yêu cầu của đương sự, Tòa án có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng việc đóng thầu theo quy định tại điều 94 Luật đấu thầu 2013.
4. Được gia hạn thời điểm đóng thầu bao nhiêu lần?
Khoản 4, Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định về việc xử lý tình huống trong trường hợp tại thời điểm đóng thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, có ít hơn 3 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
Theo đó, pháp luật về đấu thầu không có quy định cụ thể về số lần gia hạn thời điểm đóng thầu đối với trường hợp tại thời điểm đóng thầu gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, có ít hơn 3 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
Tuy nhiên, chủ đầu tư phải căn cứ vào quy mô, tính chất gói thầu cũng như tiến độ của dự án để xử lý tình huống cho phù hợp, bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Trên đây là thông tin của ACC về nội dung “Thời điểm đóng thầu là gì?”. Các thông tin pháp lý trên dựa vào các quy định của pháp luật hiện hành (Cập nhật 2023). Nếu có gì thắc mắc, hãy liên hệ với ACC để được giúp đỡ!
Nội dung bài viết:
Bình luận