Thỏa thuận riêng trong thỏa thuận trọng tài thương mại là gì?

Thỏa thuận là gì? là sự nhất trí chung (không bắt buộc phải được nhất trí hoàn toàn) nhưng được thể hiện ở chỗ không có một ý kiến đối lập nào.Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng thông tin về Thỏa thuận riêng trong thỏa thuận trọng tài thương mại là gì?. Mời khách hàng cùng theo dõi.

Hieu Luc Cua Van Ban Thoa Thuan Phan Chia Di San Thua Ke 1
Thỏa thuận riêng trong thỏa thuận trọng tài thương mại là gì?

1. Thỏa thuận là gì?

Thỏa thuận là sự nhất trí chung (không bắt buộc phải được nhất trí hoàn toàn) được thể hiện ở chỗ không có một ý kiến đối lập của bất cứ một bộ phận nào trong số các bên liên quan đối với những vấn đề quan trọng và thể hiện thông qua một quá trình mà mọi quan điểm của các bên liên quan đều phải được xem xét và dung hóa được tất cả các tranh chấp;

Thỏa thuận là việc các bên (cá nhân hay tổ chức) có ý định chung tự nguyện cùng nhau thực hiện những nghĩa vụ mà họ đã cùng nhau chấp nhận vì lợi ích của các bên.

2. Hình thức của thoả thuận

Bản thỏa thuận cũng là một dạng hình thức khác của hợp đồng được thể hiện bằng văn bản để trao đổi và bàn bạc về một vấn đề có liên quan tới hai hay nhiều bên cùng tham gia, tuy nhiên xét về mặt tính chất thì bản thỏa thuận thường là văn bản được thực hiện để bày tỏ nguyện vọng ý chí của một bên thể hiện dưới dạng bản thỏa thuận và các bên còn lại trong quan hệ liên quan đều đồng ý và phải thực hiện theo những điều đã thể hiện trong bản thỏa thuận.

Thỏa thuận có thể được thể hiện dưới dạng lời nói trực tiếp giữa các bên hoặc dưới dạng văn bản ( như hợp đồng- khi các bên đã thống nhất tiến tới giao kết hợp đồng với những điều khoản như đã thỏa thuận; hoặc biên bản thỏa thuận- khi các bên tiến hành gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc để đi đến thỏa thuận thống nhất và quá trình thỏa thuận đó giữa các bên được ghi nhận thành văn bản).

3. Giá trị pháp lý của thoả thuận

Hiện nay không có quy định cụ thể về biên bản thỏa thuận. Biên bản thỏa thuận cũng có thể hiểu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận về một vấn đề nào đó giữa các bên. Nhưng nhìn chung hợp đồng và bản thỏa thuận đều hình thành từ sự thoả thuận, thống nhất ý chí của các bên. Biên bản thoả thuận có giá trị pháp lý như hợp đồng và có giá trị chứng cứ khi các bên có tranh chấp khởi kiện ra tòa.

Thỏa thuận pháp lý là thỏa thuận của tổ chức, cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của tổ chức, cá nhân ủy quyền.

4. Thỏa thuận riêng trong thỏa thuận trọng tài thương mại là gì?

Với những ưu điểm của Trọng tài Thương mại là tính bảo mật, giải quyết nhanh chóng, và phán quyết của Trọng tài Thương mại có tính chung thẩm thì giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài Thương mại là sự lựa chọn của các bên. Việc thỏa thuận chọn Trọng tài Thương mại giải quyết tranh chấp là điều kiện tiên quyết để phát sinh thẩm quyền giải quyết của Trọng tài Thương mại.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 thì:“Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”.

Thỏa thuận là đi tới sự đồng ý sau khi cân nhắc, thảo luận. Thỏa thuận trọng tài là các bên đồng ý đưa tất cả hoặc một số tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh từ giao dịch thương mại có khả năng được áp dụng trọng tài ra giải quyết bằng con đường trọng tài.

Đây cũng chính là điều kiện tiên quyết để phát sinh thẩm quyền giải quyết của Trọng tài Thương mại. Tức là Trọng tài Thương mại chỉ có thẩm quyền xét xử khi các bên tranh chấp có sự thỏa thuận chọn Trọng tài Thương mại để giải quyết tranh chấp.

Theo quy đinh của pháp luật, thỏa thuận trọng tài cần có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, thỏa thuận trọng tài phải là một thỏa thuận tức là sự thể hiện thống nhất ý chí của các bên về việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại.

Thứ hai, về hình thức thể hiện, thỏa thuận trọng tài hầu hết được thể hiện bằng văn bản. Với việc thể hiện bằng vản bản nhằm giảm thiểu rủi ro cho các bên trong việc chứng minh có sự thỏa thuận khi tranh chấp, có giá trị như là chứng cứ cho việc xác định ý chí của các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại. Nhưng theo quy định của pháp luật dân sự, các hình thức thể hiện khác như lời nói, hành vi đều có giá trị thể hiện sự thỏa thuận này. Thực tế, việc thỏa thuận bằng lời nói, hành vi ít được các bên lựa chọn vì chứa nhiều rủi ro.

Thứ ba, về cách thỏa thuận Trọng tài Thương mại. Theo quy định của khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 thì thỏa thuận Trọng tài Thương mại có hai cách là thỏa thuận được lập trước khi phát sinh tranh chấp thương mại và sau khi phát sinh tranh chấp thương mại.

Với thỏa thuận được lập trước khi có tranh chấp thương mại là thỏa thuận này được thể hiện dưới dạng một điều khoản của hợp đồng. Điều khoản về thỏa thuận trọng tài được soạn và thống nhất như một phần của hợp đồng, các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn Trọng tài Thương mại giải quyết tranh chấp chứ không phải là Tòa án trước khi có tranh chấp phát sinh. Thực tế, cách này được sử dụng nhiều nhằm giảm thiếu tranh chấp về sau về vấn đề chọn phương thức giải quyết tranh chấp.

Cách thứ hai, thỏa thuận được lập sau khi tranh chấap phát sinh, ít phổ biến hơn. Thường gọi là “thỏa thuận đưa tranh chấp ra Trọng tài”. Thỏa thuận này thường phức tạp hơn điều khoản trọng tài – bởi một khi tranh chấp đã phát sinh, các bên có thể lựa chọn thành viên của hội đồng trọng tài, chỉ rõ tranh chấp và xác đinh các bên muốn giải quyết tranh chấp đó như thế nào.

Ngoài ra, trên thực tế còn có một cách thứ ba, pháp luật về Trọng tài Thương mại Việt Nam chưa quy định, được gọi là “thỏa thuận trọng tài dự kiến”, được phát sinh trong các văn kiện pháp lý quốc tế, như hiệp định đầu tư song phương (BIT) ký kết bởi hai quốc gia. mỗi quốc gia trong hiệp định đồng ý đưa bất cứ tranh chấp nào có thể phát sinh trong tương lai giữa họ và một “nhà đầu tư” ra trọng tài. “Nhà đầu tư” này không phải là một bên trong hiệp định. Thực tế, nhà đầu tư chưa được xác định tại thời điểm hiệp định được ký kết. Khi “thỏa thuận trọng tài dự kiến” nói trên có hiệu lực, nó thiết lập một “đề nghị có tính ràng buộc” bởi quốc gia có liên quan về việc giải quyết bất cứ tranh chấp “đầu tư” nào tại trọng tài. Với điều khoản này, nhà đầu tư được bảo vệ quyền, lợi ích bằng việc chọn trọng tài và lợi thế này đã được nhiều nhà đầu tư nhanh chóng tận dụng trên thực tế.

Thứ tư, về nội dung, thỏa thuận phải đảm bảo về tính rõ ràng, sự chính xác của thỏa thuận trọng tài, nhằm dễ dàng xác định được thẩm quyền xét xử của hội đồng trọng tài cụ thể.

Thứ năm, thỏa thuận trọng tài có hiệu lực với hợp đồng, dù thỏa thuận được thể hiện dưới một điều khoản của hợp đồng hoặc dưới hình thức văn bản riêng.

Như vậy, việc thỏa thuận trọng tài thương mại là việc quan trọng và trước tiên để phát sinh thẩm quyền giải quyết của Trọng tài Thương mại.

Quý khách hàng có thể sẽ quan tâm: Thỏa thuận earn out là gì? [Chi tiết 2023]

Có thể bạn quan tâm: Thỏa thuận pháp lý là gì? [Chi tiết 2023]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (408 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo