Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn cũng giống như thủ tục đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ khác nhưng không có quy trình thẩm định nội dung. ACC xin cung cấp thông tin về thủ tục và trọn gói dịch vụ đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn nếu khách hàng nào có nhu cầu.
Mạch tích hợp là một linh kiện điện tử cốt lõi với nhiều ứng dụng thiết thực và vô cùng quan trọng, đó là cả một sự sáng tạo trí óc, do đó, việc pháp luật bảo hộ quyền về đăng ký bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cần thiết.
ACC hiện tại cũng là đơn vị đang cung cấp dịch vụ làm thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn chuyên nghiệp và uy tín. Mời các bạn theo dõi bài viết sau.
Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn
1. Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Bước 1: Tiếp nhận đơn
Có hai hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nộp qua mạng điện tử thông qua kênh đăng ký điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ
Yêu cầu đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí
Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định thiết kế bố trí cần bảo hộ trong đơn đăng ký thiết kế bố trí bao gồm:
- Bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí;
- Thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí;
- Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
Bước 3: Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn hợp lệ
- Nếu đơn thuộc một cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc được coi là thiếu sót trong hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn thông báo kết quả thẩm định hình thức, với dự định từ chối chấp nhận đơn vì đơn không hợp lệ.
- Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ: Trường hợp yêu cầu hưởng quyền ưu tiên không được chấp nhận thì đơn vẫn được chấp nhận hợp lệ, trừ trường hợp đơn có thiếu sót khác làm ảnh hưởng đến tính hợp lệ của đơn và quyết định phải nêu rõ lý do không chấp nhận quyền ưu tiên
- Từ chối chấp nhận đơn: Trường hợp người nộp đơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ gửi thông báo kết quả thẩm định hình thức với dự định từ chối chấp nhận đơn vì đơn không hợp lệ mà người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng trong thời hạn đã ấn định, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn và gửi cho người nộp đơn
Bước 4: Công bố đơn
Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp
Đơn đăng ký thiết kế bố trí được công bố dưới hình thức cho phép tra cứu trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được sao chép; đối với thông tin bí mật trong đơn thì chỉ có cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan trong quá trình thực hiện thủ tục hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc quá trình thực hiện thủ tục xử lý hành vi xâm phạm quyền mới được phép tra cứu.
Các thông tin cơ bản về đơn đăng ký thiết kế bố trí và văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký
Trường hợp hồ sơ hợp lệ và nộp lệ phí đầy đủ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ cho đối tượng đăng ký bảo hộ
2. Một số điểm cần lưu ý khí đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
1. Quy trình đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn không áp dụng thủ tục thẩm định nội dung đơn
2. Thời hạn xử lý:
Thẩm định hình thức 01 tháng và công bố đơn trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký thiết kế bố trí có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
3. Hồ sơ đăng ký:
- 02 Tờ khai đăng ký thiết kế bố trí theo mẫu quy định;
- 04 bộ bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí;
- Thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí;
- Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại.
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
4. Điều kiện chung đối với thiết kế bố trí được bảo hộ
4.1. Có tính nguyên gốc
- Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả;
- Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó.
- Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc như trên
4.2. Có tính mới thương mại
- Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.
- Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.
- Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.
5. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí
- Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn;
- Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.
6. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
- Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
- Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
- Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
7. Sử dụng thiết kế bố trí:
- Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
- Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
- Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
8. Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn tại ACC Group:
ACC Group là công ty chuyên cung cấp thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Trình tự ACC thực hiện như sau:
- Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
- ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
- Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
- Bàn giao kết quả.
Trên đây là một số thông tin về thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.
Nội dung bài viết:
Bình luận