Kinh doanh thiết bị điện luôn là một ngành nghề tiềm năng. Cùng ACC tìm hiểu các bước xin cấp giấy phép kinh doanh thiết bị điện nhé
Khi tiến hành đăng kí kinh doanh thiết bị điện sẽ phải có một số điều kiện nhất định. Và khi nộp hồ sơ Xin cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thiết bị điện bạn sẽ phải nộp kèm theo những giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kinh doanh.
Bài viết sau được đúc kết từ quá trình làm việc thực tiễn, để trả lời cho câu hỏi “khi kinh doanh thiết bị điện có cần giấy phép kinh doanh không?
Kinh doanh thiết bị điện cần giấy phép gì?” qua đó trình bày căn bản và rõ ràng về điều kiện kinh doanh thiết bị điện và hình thức đăng ký kinh doanh thiết bị điện.
Vì các quy định của pháp luật luôn thay đổi cho phù hợp với thực tế. Nên khi cần tư vấn chính xác vui lòng liên hệ Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Tài Chính ACC để được hỗ trợ.
Giấy phép kinh doanh thiết bị điện
1. Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là điều kiện cần và đủ để cho cá nhân/tổ chức hoạt động trong một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhất định được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh (giấy phép kinh doanh) là chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở kinh doanh đó và là cơ sở giúp cho cơ quan quản lý nhà nước quản lý trật tự xã hội về điều kiện kinh doanh được dễ dàng hơn
2. Thời gian có được giấy phép đăng ký kinh doanh.
Thông thường thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 10 ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định. Nếu bạn thành lập công ty tại hai thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh thì thời gian thành lập doanh nghiệp có thể được rút ngắn trong vòng 3-5 ngày.
3. Thẩm quyền, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 là Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (Phòng Đăng ký Kinh doanh cấp tỉnh).
4. Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh thiết bị điện là:
Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 31, 32, 33 và 34 của Luật doanh nghiệp.
Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;
Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Mức lệ phí đang ký kinh doanh cụ thể do Chính phủ quy định.
5. Ngành nghề kinh doanh thiết bị điện quý khách có thể tham khảo dưới đây:
Theo Quyết định Số 337/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư. Về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam có 09 mã vạch liên quan đến kinh doanh thiết bị điện là bao gồm:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1 | Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và thiết bị khác dùng trong mạch điện) |
4659 |
2 | Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh | 4759 |
3 | Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện | 2710 |
4 | Sản xuất pin và ắc quy | 2720 |
5 | Sản xuất dây cáp, sợi cáp quang học | 2731 |
6 | Sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác | 2732 |
7 | Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại | 2733 |
8 | Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng | 2740 |
9 | Sản xuất đồ điện dân dụng | 2750 |
10 | Sản xuất thiết bị điện khác | 2790 |
6. Thủ tục đăng ký kinh doanh giấy phép kinh doanh thiết bị điện:
Giấy chứng nhận kinh doanh thiết bị điện
- Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ và thông tin cần thiết để làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
- Giấy tờ cần chuẩn bị: chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc căn cước công dân (sao y chứng thực không quá 06 tháng từ ngày công chứng)
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh
- Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận giấy phép kinh doanh (GCNĐKDN)
- Bước 4: Khắc dấu và nộp thông báo mẫu dấu:
- Bước 5: Làm thủ tục kê khai thuế ban đầu sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh
7. Phí lệ phí nhà nước về cấp giấy kinh doanh thiết bị điện
Lệ phí khi tiến hành đăng ký kinh doanh và xin cấp Giấy chứng nhận được niêm yết cụ thể tại từng trụ sở nơi tiến hành đăng ký.
Đăng ký kinh doanh là 200.000 đồng/lần;
Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động là 100.000 đồng/hồ sơ.
8. Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh thiết bị điện của ACC có lợi ích gì?
Tự hào là đơn vụ hàng đầu về giấy phép kinh doanh thiết bị điện vì vậy luôn đảm bảo tỉ lệ ra giấy cao nhất cho quý khách. ACC sẽ không nhận dự án nếu thấy mình không có khả năng chắc chắn ra giấy cho quý khách.
Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm phí trong quá trình thực hiện.
Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi.
Cung cấp hồ sơ đơn giản, ACC thay mặt quý khách soạn thảo
Luôn hướng dẫn set up đúng bới quy định của pháp luật với chi phí hợp lý tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.
Nội dung bài viết:
Bình luận