Thị trường tự do là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

1. Kinh tế thị trường tự do (Free market economy)
1.1 Định nghĩa
Kinh tế thị trường tự do trong tiếng Anh gọi là Free market economy. Kinh tế thị trường tự do là nền kinh tế trong đó không phải nhà nước mà là các lực lượng thị trường chi phối các quá trình kinh tế.
1.2 Đặc trưng
- Chính thị trường hay đúng hơn là các qui luật vốn có của thị trường quyết định xã hội nên sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?
- Nền kinh tế thị trường tự do bị chi phối bởi một bàn tay vô hình, hướng người ta đi đến các quyết định về các vấn đề kinh tế cơ bản mà không cần đến sự can thiệp của nhà nước.
- Cách thức thị trường phân phối hàng hóa hay thu nhập cho các cá nhân trong xã hội liên quan trực tiếp đến sự vận hành của thị trường các yếu tố sản xuất.
Hoạt động của thị trường yếu tố sản xuất, về cơ bản, quyết định quá trình phân phối thu nhập. Trên cơ sở này, thị trường quyết định phần hàng hóa hay dịch vụ mà mỗi người được hưởng trong tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà xã hội tạo ra
Ví dụ: Trong các xã hội thị trường, những người có tài năng lao động đặc biệt (sở hữu một yếu tố sản xuất đặc biệt khan hiếm) như các ca sĩ hay cầu thủ bóng đá nổi tiếng thường có thu nhập rất cao. Trong khi đó, những người chỉ có khả năng làm các công việc giản đơn như lau nhà, bốc vác thường phải nhận những mức lương thấp.
2. Sự chi phối của kinh tế thị trường tự do đến vấn đề cơ bản của nền kinh tế
"Sản xuất cái gì?"
Việc "sản xuất cái gì" được hình thành như kết quả tương tác của nhiều người sản xuất và tiêu dùng trên thị trường, chứ không phải do mệnh lệnh của nhà nước hay một cá nhân nào đó trong xã hội.
Xét một cách trực tiếp, trong nền kinh tế thị trường, các chủ doanh nghiệp vẫn là những người ra quyết định xem những hàng hóa nào cần được sản xuất.
Nhưng khi họ sản xuất ra những chiếc ô tô, hay xe máy thì không phải vì họ nhận thấy đó là những hàng hóa mà ai đó trong xã hội đang cần và họ có trách nhiệm phải cung cấp hay phục vụ.
Những người này sản xuất ô tô hay xe máy vì chúng là phương tiện có khả năng mang lại cho họ lợi nhuận. Những chiếc ô tô hay xe máy được sản xuất ra vì chúng có thể bán được trên thị trường và đem lại sự giàu có cho những người sản xuất. Khi có nhiều người hỏi mua xe máy, và giá cả của nó trên thị trường tăng lên, người sản xuất sẽ có xu hướng gia tăng sản lượng xe máy.
Ngược lại, khi nhu cầu của thị trường về xe máy thu hẹp, giá cả xe máy giảm xuống, số lượng xe máy sẽ được sản xuất ít đi. Khi thị trường không còn cần đến một hàng hóa nào đó (hoặc không bán được, hoặc chỉ bán được với mức giá rất thấp khiến người sản xuất phải thua lỗ trong dài hạn), nó sẽ phải bị đưa ra khỏi danh mục các hàng hóa được lựa chọn của những người sản xuất.
"Sản xuất như thế nào?"
Trong hệ thống kinh tế thị trường tự do, thị trường cũng là yếu tố quyết định người ta phải "sản xuất như thế nào".
Khi theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, với áp lực cạnh tranh trên thị trường, những người sản xuất luôn phải cân nhắc để có thể lựa chọn được các cách thức sản xuất phù hợp, cho phép họ tối thiểu hóa chi phí. Sự lên xuống của giá cả các yếu tố sản xuất luôn tác động đến sự lựa chọn này.
"Sản xuất cho ai?"
Nói một cách đơn giản, thị trường luôn dành các hàng hóa cho những người có tiền, có khả năng trả tiền.
Chúng ta có thể coi là bất công khi người ta sản xuất ra những chiếc ô tô đắt tiền không phải cho tôi hay bạn, những người chỉ có mức thu nhập "khiêm tốn", mà là cho những người giàu có. Nhưng kinh tế thị trường tự do là như vậy.
Trong nền kinh tế này, một số người nào đó có thể có được phần nhiều hơn trong "chiếc bánh" mà xã hội làm ra, trong khi những người khác lại chỉ có thể nhận được những phần ít ỏi.
3. Thị trường tự do và thị trường tài chính
Tại các thị trường tự do, một thị trường tài chính phát triển để tạo điều kiện cho mọi người tạo ra tiết kiệm bằng cách nâng cao hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như bắt đầu hoặc mở rộng một doanh nghiệp. Những cá thể này có thể hưởng lợi từ việc giao dịch chứng khoán tài chính.
Tất cả các ràng buộc trên thị trường tự do đều sử dụng các mối đe dọa tiềm ẩn hoặc tiềm ẩn rõ ràng. Ví dụ phổ biến bao gồm: thuế, quy định, ràng buộc về các điều khoản cụ thể trong yêu cầu trao đổi, cấp phép, tỷ giá cố định, cạnh tranh từ các dịch vụ được cung cấp công khai, kiểm soát giá và hạn ngạch về sản xuất, mua hàng hóa hoặc buộc phải thuê nhân viên.
Tuy vậy nhưng các giao dịch tự nguyện vẫn có thể xảy ra bất chấp sự cấm đoán của chính phủ. Những trao đổi như vậy diễn ra trong cái gọi là "chợ đen", có thể được xem là phiên bản ngầm của thị trường tự do. Cạnh tranh là khó khăn và hệ thống giá kém hiệu quả hơn nhiều trong thị trường chợ đen, do đó, hành vi độc quyền có khả năng xảy ra.
4. Các khái niệm về thị trường tự do
Để hiểu thị trường tự do, điều quan trọng là phải nắm rõ các khái niệm giúp định hình nó. Cung và cầu là mô hình kinh tế về cách xác định giá trên thị trường. Nhu cầu hàng hóa nói đến áp lực trên thị trường từ những người đang cố gắng mua nó. Người tiêu dùng sẽ có mức giá tối đa mà họ sẵn sàng trả, trái ngược với những người bán giá tối thiểu có thể cung cấp.
Giá cả và số lượng mặt hàng được điều chỉnh dựa trên điều kiện kinh tế vào thời điểm đó. Trong một thị trường tự do, bất cứ ai cũng có quyền tự do tham gia, vào và vào thị trường như họ muốn.
Một thị trường tự do không cần cạnh tranh để tồn tại, nhưng nó sẽ chia sẻ cơ hội cho những người chơi khác tham gia. Mặc dù không có một chuẩn nào để xác định thị trường tự do, nhưng có một loạt các biện pháp được chấp nhận chung, giúp xác định mức độ tự do của nền kinh tế thị trường. Các mục này có thể được chia thành các nhóm sau:
- Chính sách thương mại
- Sự can thiệp của chính phủ
- Chính sách tiền tệ
- Dòng vốn đầu tư nước ngoài và vốn
- Ngân hàng và tài chính
- Tiền lương và giá cả
- Các quy định
5. Những câu hỏi thường gặp
Thị trường tự do và thị trường tài chính?
Tại các thị trường tự do, một thị trường tài chính phát triển để tạo điều kiện cho mọi người tạo ra tiết kiệm bằng cách nâng cao hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như bắt đầu hoặc mở rộng một doanh nghiệp. Những cá thể này có thể hưởng lợi từ việc giao dịch chứng khoán tài chính.
Ưu điểm Thị trường tự do?
Mô hình kinh tế tự do mới giúp cho đồng vốn lưu thông dễ dàng hơn. Điều đó giúp cho các nước đang phát triển thu hút được nhiều vốn đầu tư từ đó hấp thu, tiếp cận nhanh hơn với khoa học – công nghệ cao, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho dân bản xứ đồng thời nâng cao thu nhập, mức sống người dân.
Nhược điểm Thị trường tự do?
Mô hình kinh tế tự do mới dẫn đến nền tài chính mong manh và khủng hoảng bằng cách tạo nên đầu cơ thay vì một nền kinh tế hướng mạnh vào sản xuất, làm cho kinh tế đình đốn và bất bình đẳng thêm trầm trọng.
Khi chủ nghĩa tự do mới đòi hỏi lao động như thế nào?
Khi chủ nghĩa tự do mới đòi hỏi “lao động linh hoạt” buộc công nhân làm thêm 400 – 500 giờ một năm, Nhà nước ta nhận thấy làm thêm cũng là cần thiết trong sản xuất thời vụ hoặc khi đến thời điểm giao hàng… nhưng khống chế trong phạm vi 200 giờ một năm đi kèm trả công làm thêm và các chế độ khác
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Thị trường tự do mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:
Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận