Trong kinh doanh, việc xác định thị trường mục tiêu là một bước cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình phát triển kế hoạch tiếp thị. Thị trường mục tiêu là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

1. Thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu (Target Market) là thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn và hướng tới để cung cấp những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình. Đó là thị trường phù hợp nhất đối với tiềm năng và hy vọng sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp.
Hay nói cách khác, thị trường mục tiêu đề cập đến một nhóm người tiêu dùng được xác định là những người có khả năng mua sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và doanh nghiệp muốn bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của mình cho nhóm người này. Thị trường mục tiêu cũng bao gồm nhóm người tiêu dùng cụ thể mà một doanh nghiệp định hướng các nỗ lực tiếp thị của mình đến họ. Thông thường, nhóm người tiêu dùng tiềm năng này khác với những người tiêu dùng khác dựa trên các yếu tố như nhân khẩu học, kiểu hành vi và đặc điểm lối sống. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu rất quan trọng vì nó cho phép công ty hướng nguồn lực của mình đến những khách hàng có tiềm năng tăng trưởng doanh số cao, quan tâm đến sản phẩm và trung thành với thương hiệu.
2. Xác định thị trường mục tiêu là gì?
Giải thích một cách dễ hiểu, không phải tất cả các sản phẩm đều có thể được tiêu thụ bởi tất cả các khách hàng và mỗi sản phẩm có một nhóm người tiêu dùng khác nhau muốn mua sản phẩm đó. Để thu hút một phân khúc thị trường cụ thể, doanh nghiệp phải điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với các đặc điểm của nhóm người tiêu dùng đó (sức mua, nhân khẩu học, vị trí địa lý, thu nhập…). Xác định thị trường mục tiêu (hay lựa chọn thị trường mục tiêu) bao gồm việc lên ý tưởng về sản phẩm, hiểu nhu cầu của sản phẩm trên thị trường, nghiên cứu đối tượng mục tiêu, phân tích đối thủ.... Tiếp thị mục tiêu sẽ xoay quanh việc triển khai các kỹ thuật tiếp thị cho một phân khúc thị trường cụ thể có thể là chìa khóa để thu hút khách hàng mới, mở rộng cơ hội kinh doanh trên khắp các khu vực địa lý cũng như mở rộng mạng lưới phân phối nhằm mục đích mở rộng phạm vi tiếp cận.
3. Quy trình xác định thị trường mục tiêu
Để xác định thị trường mục tiêu của mình, doanh nghiệp cần bắt đầu bằng cách phân tích dữ liệu về khách hàng và đối thủ cạnh tranh của mình. Đây là cách thực hiện:
3.1 Phân tích khách hàng hiện tại
Bước đầu tiên trong việc xác định thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải làm là tìm hiểu thêm về khách hàng hiện tại của mình. Doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng cách thu thập thông tin về những người mua hiện tại và trước đây, đồng thời cố gắng xác định bất kỳ đặc điểm chung nào giữa các khách hàng này. Điều này sẽ giúp ích cho việc tiếp thị sản phẩm của mình cho những người có cùng sở thích. Một số đặc điểm mà doanh nghiệp có thể xem xét bao gồm: Độ tuổi, vị trí địa lý, mức sẵn lòng chi trả, sở thích và nghề nghiệp, ngôn ngữ…
Hoặc nếu doanh nghiệp của bạn là một doanh nghiệp B2B, thay vì phân tích các đặc điểm của người tiêu dùng cá nhân, bạn sẽ tìm hiểu về các đặc điểm của doanh nghiệp khách hàng như: Vị trí địa lý, quy mô kinh doanh, ngân sách...
3.2 Phân tích sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp
Bước tiếp theo trong việc xác định thị trường mục tiêu là doanh nghiệp cần đi sâu vào tìm hiểu về động cơ của khách hàng đằng sau việc mua sản phẩm của mình. Hãy đứng trên phương diện khách hàng của mình và nghĩ xem điều gì đã thúc đẩy họ mua hàng của doanh nghiệp mình thay vì của đối thủ cạnh tranh. Hay nói cách khác là tìm hiểu các lợi ích mà sản phẩm của doanh nghiệp bạn đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Chẳng hạn doanh nghiệp của bạn kinh doanh mặt hàng vali, bạn có thể mô tả sản phẩm của mình là nhỏ, gọn và có nhiều ngăn. Nhưng lợi ích thực sự mà sản phẩm này mang lại cho khách hàng là dễ dàng dễ dàng mang theo và thị trường mục tiêu hướng đến sẽ là những người được hưởng lợi từ một chiếc vali xách tay, gọn nhẹ - chẳng hạn như những khách doanh nhân thường xuyên đi du lịch ngắn ngày.
3.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp có thể phát triển thị trường mục tiêu của mình hơn nữa bằng cách xem xét thị trường mục tiêu mà đối thủ của doanh nghiệp bạn đang nhắm đến. Tất nhiên, bạn sẽ không có quyền truy cập vào dữ liệu phân tích khách hàng của họ. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu những khách hàng này có thể là ai bằng cách thực hiện phân tích SWOT về đối thủ cạnh tranh của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu nhiều hơn về đối thủ bằng cách xem xét thị trường mục tiêu của họ dựa trên nội dung trang web, blog và các kênh xã hội của họ.
3.4 Phân khúc đối tượng
Tại thời điểm này, doanh nghiệp đã thu thập được một số thông tin về đặc điểm và sở thích của đối tượng mục tiêu của mình. Bây giờ, đã đến lúc sử dụng thông tin đó để xác định rõ ràng chân dung khách hàng mục tiêu của mình. Nhóm khách hàng này sẽ tạo thành nền tảng cho thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
Cách tốt nhất để thực hiện phân khúc đối tượng là thông qua một quá trình được gọi là phân khúc thị trường. Điều này liên quan đến việc phân chia khách hàng của doanh nghiệp thành các nhóm hoặc phân khúc khác nhau, dựa trên đặc tính chung của họ.
Doanh nghiệp có thể phân chia khách hàng của mình dựa trên:
- Vị trí địa lý
- Nhân khẩu học: tuổi, giới tính, chủng tộc hoặc dân tộc, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân…
- Thói quen: Các phẩm chất bên trong như nhân cách, lối sống và các giá trị cá nhân.
- Hành vi: Các phẩm chất được cảm nhận dựa trên hành vi trực tuyến. Chẳng hạn như mức độ sẵn sàng của người mua hoặc tần suất sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Nếu bạn là một doanh nghiệp B2B, hãy sử dụng các đặc điểm tương tự nhưng áp dụng chúng vào hoạt động kinh doanh. Xem xét nhân khẩu học của công ty chẳng hạn như ngành, vị trí, quy mô khách hàng, cấu trúc kinh doanh và hiệu suất.
3.5 Hoàn thiện xác định thị trường mục tiêu
Xác định thị trường mục tiêu của doanh nghiệp dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó sẽ hoàn hảo ngay lần đầu tiên. Ngay cả sau khi doanh nghiệp đã xác định được đối tượng mục tiêu của mình, doanh nghiệp vẫn cần phải liên tục kiểm tra và thử nghiệm để có được bức tranh ngày càng chính xác về chân dung khách hàng mục tiêu của mình. Luôn cập nhật nghiên cứu thị trường cũng có thể giúp doanh nghiệp bắt kịp thời đại, vì sở thích của người tiêu dùng thay đổi theo năm với sự phát triển công nghệ, thái độ của thế hệ và xu hướng.
Để thu hẹp đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp A/B test. Dựa trên kết quả, doanh nghiệp có thể cần điều chỉnh chiến lược tiếp thị hoặc sửa đổi lựa chọn thị trường mục tiêu của mình.
4. Vai trò của việc xác định thị trường mục tiêu là gì?
Khi tiến hành hoạt động lựa chọn thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể nhận được các lợi ích không nhỏ trong những hoạt động Marketing sau này. Cụ thể:
- Giúp doanh nghiệp thấu hiểu mong muốn và nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
- Giúp sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực, chi phí sử dụng cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
- Nâng cao tính thích ứng và hiệu quả của việc xây dựng chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược Marketing của doanh nghiệp.
- Đảm bảo đủ cơ sở và căn cứ cho việc xây dựng chiến lược Marketing hỗn hợp
- Phát triển tối đa các ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động định vị thị trường.
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi thị trường mục tiêu là gì mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:
Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận