Thi hành pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo mới nhất 2023

Trong công tác quản lý hoạt động tôn giáo cũng vậy, nhiều khi người tín đồ không hiểu về luật, cũng có nhiều trường hợp lách luật, hoặc cố tình đẩy cơ quan quản lý vào tình thế đã rồi, khiến pháp luật khó xử lý, vì tôn giáo dễ động chạm tới niềm tin, nên nhạy cảm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Thi hành pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo mới nhất 2023.

Phap Luat Kinh Te La Gi

Thi hành pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo mới nhất 2023

1. Thi hành pháp luật là gì?

Dựa vào cơ sở khoa học cũng như xét từ trong thực tiễn pháp luật tại Việt Nam, khái niệm thi hành pháp luật được giải thích với nhiều nghĩa khác nhau. Theo nguồn tài liệu giảng dạy ở các trường đào tạo thì thi hành pháp luật hay còn gọi là chấp hành pháp luật vốn là một trong số bốn hình thức của việc thực hiện pháp luật. Cụ thể, theo các tài liệu này, thi hành pháp luật vốn là hành vi thực tế và thực hiện một cách hợp pháp mang theo mục đích nào đó của các chủ thể pháp luật để hiện thực hóa mọi quy định mà pháp luật ban hành, đưa chúng vào đời sống hàng ngày, trở thành những hành vi chuẩn mực được công nhận hợp pháp.

Ngoài ra, trên thực tế hiện nay còn tồn tại một số định nghĩa phổ biến như sau:

Thi hành pháp luật là một quá trình hoạt động của con người có mục đích mà các chủ thể pháp luật bằng hành vi của mình thực hiện các quy định pháp luật trong thực tế đời sống của cộng đồng.

Thi hành pháp luật là việc các chủ thể thực hiện pháp luật chủ động thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

Tóm lại, thi hành pháp luật là việc chủ thể pháp luật chủ động thực hiện điều pháp luật yêu cầu. Thi hành pháp luật mang tính bắt buộc thực hiện.

– Bản chất: Việc thi hành pháp luật có tính chủ động, tích cực, thực hiện pháp luật dưới hình thức hành vi hành động.

– Đối tượng thực hiện: Mọi chủ thể.

– Hình thức thể hiện: Thường biểu hiện dưới dạng những quy phạm bắt buộc. Do đó, chủ thể buộc phải thực hiện hành vi hành động mang tính hợp pháp.

2. Thi hành pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo mới nhất 2023

Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng về “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”; nhất quán tư tưởng “thượng tôn pháp luật” nhằm khắc phục việc chấp hành pháp luật chưa nghiêm, kỷ cương phép nước có nơi, có lúc còn bị xem nhẹ, xử lý vi phạm pháp luật chưa kịp thời, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe đã được nêu trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng; theo quy định tại khoản 2 Điều 64 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ xây dựng dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Việc ban hành Nghị định xử phạt là sự thể chế chủ trương hoàn thiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đảm bảo mọi người trong đó có cá nhân, tổ chức tôn giáo thực hiện sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời, tạo sự thống nhất và đồng bộ trong các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Việc ban hành một nghị định riêng về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo nhằm khuyến cáo, cảnh báo để mọi tổ chức, cá nhân khi thực hiện các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo biết tôn trọng pháp luật, biết giới hạn để không vi phạm các nghĩa vụ, trách nhiệm, cũng như các hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đây cũng là quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Sau gần 5 năm Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực thi hành, chúng ta mới chuẩn bị cho việc ban hành một nghị định xử phạt, phải chăng đây là thời điểm “đủ chín” để ban hành Nghị định?

Ngay sau khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được thông qua, Bộ Nội vụ đã tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các quy trình xây dựng dự thảo Nghị định theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên, quá trình xây dựng dự thảo Nghị định, Bộ Nội vụ nhận được nhiều ý kiến khác nhau của chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tổ chức tôn giáo và cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, cũng như các cấp chính quyền địa phương ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các ý kiến đều đề nghị cân nhắc, thận trọng khi quy định những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo (để tránh bị lợi dụng xuyên tạc về chính sách tín ngưỡng, tôn giáo, kích động gây bất ổn về an ninh, trật tự an toàn xã hội); về đối tượng áp dụng; về hình thức xử phạt; về thẩm quyền xử phạt, cần có thời gian để sơ kết đánh giá việc thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP (quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo) làm cơ sở xem xét việc ban hành Nghị định xử phạt. Trên cơ sở đó, năm 2021 Bộ Nội vụ đã tiến hành sơ kết 03 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP.

Theo báo cáo của các địa phương, hiện nay, vấn đề vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra rất phức tạp, thậm chí liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo như: hành vi xúc phạm tín ngưỡng của Lương Chính Khang (tên thường gọi là Lương Gia Long, trú tại số nhà 47 ngõ 275 đường Nguyễn Hoàng Tôn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) sử dụng mạng xã hội Youtube đăng tải nhiều clip có nội dung xúc phạm tín ngưỡng thờ Mẫu và Đức Thánh Trần Hưng Đạo; vụ án “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” do nhóm ông Lê Tùng Vân thực hiện (tịnh thất Bồng Lai) ... nhưng thiếu quy định, chế tài xử lý. Do vậy, cần phải có quy định về chế tài xử lý theo pháp luật.

Qua sơ kết 03 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đa số ý kiến của các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, các cấp chính quyền địa phương đã nhìn nhận việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo là cần thiết để đáp ứng công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Từ kết quả đó, Bộ Nội vụ cho rằng việc ban hành Nghị định quy định xử phạt ở thời điểm hiện nay là cần thiết.

3. Nâng cao nhận thức pháp luật về hoạt động tôn giáo cho chức sắc và tín đồ

Để làm việc này hiệu quả, thiết nghĩ cần chú ý một số khía cạnh sau:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng: Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Để đạt hiệu quả, các cấp cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, thực hiện tốt việc triển khai thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Trên cơ sở đó, xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến luật phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế.

Điểm lưu ý trong việc quán triệt tinh thần Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cần tích cực, chủ động rà soát các văn bản đã ban hành liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo nhằm phát hiện những bất cập, để kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ văn bản có nội dung không còn phù hơp. Trong công tác này chú trọng phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ chủ trì, chủ chốt trong kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nảy sinh; làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác tuyên truyền, phổ biến luật. Các hình thức, như: Phiếu điều tra, khảo sát, trắc nghiệm nhận thức luật của người dân; thống kê, tổng hợp, phân tích tỷ lệ tăng, giảm của các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo ở từng địa phương nên được sử dụng rộng rãi, sẽ góp phần đánh giá được nhận thức của người dân đối với luật; hình thức đem lại hiệu quả cao nhất.

2. Chú trọng đội ngũ giảng viên có chuyên môn, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn: Để nâng cao nhận thức về pháp luật trong lĩnh vực tôn giáo cho chức sắc và tín đồ, việc truyền đạt là rất quan trọng. Việc này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của đội ngũ giảng viên và báo cáo viên. Bởi vậy, cần tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên có trình độ chuyên sâu với các yêu cầu:

Trước tiên, đội ngũ báo cáo viên phải có trình độ chuyên môn phù hợp, hiểu biết về tín ngưỡng, tôn giáo; có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn quản lý; có uy tín và năng lực sư phạm; nắm vững tình hình tôn giáo, những vấn đề cần quan tâm và biện pháp quản lý Nhà nước đối với công tác tôn giáo cơ sở; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và các vụ việc phức tạp liên quan đến tôn giáo.

Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên phải thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm cũng như các thông tin mới về luật pháp, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo.

Cần xây dựng chương trình bồi dưỡng, quy chế quy định trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tham gia giảng dạy, trang bị kỹ năng, phương pháp và trao đổi kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ phù hợp.

3. Linh hoạt, phù hợp với việc nâng cao ý thức pháo luật cho từng đối tượng một cách phù hợp: Trên thực tế, với mỗi tôn giáo có đặc thù riêng về giáo lý, giáo luật, đặc điểm lịch sử hình thành và phát triển khác nhau. Bởi vậy, trong tuyên truyền để phổ biến và nâng cao nhận thức của tín đồ và chức sắc các tôn giáo về pháp luật liên quan cần lựa chọn nội dung, đối mới phương pháp, hình thức tuyên truyền cho “trúng” và “đúng” với từng địa bàn, đối tượng. Các kỹ năng chuyển tải thông tin pháp luật tôn giáo tới người nghe phải đổi mới hướng tới hình thành ý thức pháp luật, thúc đấy các đối tượng quản lý học tập, nghiên cứu nhằm giúp mọi người hiểu rõ, thực hiện đúng, xây dựng thói quen tự giác tìm hiểu, học tập và chấp hành luật.

Về nội dung, tập trung tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; công tác xuất bản, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo của tổ chức tôn giáo; quản lý Nhà nước và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo... theo Nghị định 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó, làm rõ những điểm mới của luật; ý nghĩa, tầm quan trọng của luật đối với việc bảo đảm thực thi quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên thực tế; những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo ở từng địa phương, từng cấp, tùng ngành.

Về phương pháp, phải đa dạng, phong phú; kết hợp chặt chẽ giữa tiến hành thường xuyên với tuyên truyền theo chuyên đề, sự kiện, phù hợp với từng thời điểm và đối tượng; chú trọng tăng tính tương tác, tính thuyết phục, tránh lối tuyên truyền áp đặt, một chiều.

Về hình thức, cần chú trọng các hình thức tuyên truyền thông qua lồng ghép các tiết mục sân khấu hóa, thi tìm hiểu luật; gắn tuyên truyền, phổ biến luật với các hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí, trợ giúp pháp lý lưu động, trao đổi, giải thích pháp luật, giải quyết tình huống, vụ việc liên quan đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại các địa bàn, khu dân cư. Biên soạn và cấp phát các loại sách, tài liệu hỏi, đáp, tờ gấp giới thiệu luật, bghị định hướng dẫn thi hành luật và các văn bản khác có liên quan cho mỗi nhóm đối tượng.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Thi hành pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo mới nhất 2023. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (297 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo