Thi hành pháp luật về đấu giá tài sản mới nhất 2023

Theo quy định, tài sản thi hành án dân sự có trường hợp bắt buộc phải áp dụng hình thức bán đấu giá tài sản. Việc đấu giá tài sản phải thực hiện theo trình tự, thủ tục của Luật Đấu giá tài sản. Vậy việc thi hành pháp luật về đấu giá tài sản hiện nay như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Thi hành pháp luật về đấu giá tài sản mới nhất 2023.

3djudgesgavel 15665274856401299478465

Thi hành pháp luật về đấu giá tài sản mới nhất 2023

1. Thi hành pháp luật là gì?

Dựa vào cơ sở khoa học cũng như xét từ trong thực tiễn pháp luật tại Việt Nam, khái niệm thi hành pháp luật được giải thích với nhiều nghĩa khác nhau. Theo nguồn tài liệu giảng dạy ở các trường đào tạo thì thi hành pháp luật hay còn gọi là chấp hành pháp luật vốn là một trong số bốn hình thức của việc thực hiện pháp luật. Cụ thể, theo các tài liệu này, thi hành pháp luật vốn là hành vi thực tế và thực hiện một cách hợp pháp mang theo mục đích nào đó của các chủ thể pháp luật để hiện thực hóa mọi quy định mà pháp luật ban hành, đưa chúng vào đời sống hàng ngày, trở thành những hành vi chuẩn mực được công nhận hợp pháp.

Ngoài ra, trên thực tế hiện nay còn tồn tại một số định nghĩa phổ biến như sau:

Thi hành pháp luật là một quá trình hoạt động của con người có mục đích mà các chủ thể pháp luật bằng hành vi của mình thực hiện các quy định pháp luật trong thực tế đời sống của cộng đồng.

Thi hành pháp luật là việc các chủ thể thực hiện pháp luật chủ động thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

Tóm lại, thi hành pháp luật là việc chủ thể pháp luật chủ động thực hiện điều pháp luật yêu cầu. Thi hành pháp luật mang tính bắt buộc thực hiện.

– Bản chất: Việc thi hành pháp luật có tính chủ động, tích cực, thực hiện pháp luật dưới hình thức hành vi hành động.

– Đối tượng thực hiện: Mọi chủ thể.

– Hình thức thể hiện: Thường biểu hiện dưới dạng những quy phạm bắt buộc. Do đó, chủ thể buộc phải thực hiện hành vi hành động mang tính hợp pháp.

2. Thi hành pháp luật về đấu giá tài sản mới nhất 2023

Xuất hiện tình trạng “cạnh tranh” không lành mạnh

Theo Bộ Tư pháp, trong 5 năm thi hành Luật Đấu giá tài sản, số cuộc đấu giá tài sản công ngày càng tăng, nhiều cuộc đấu giá được tổ chức thành công với giá trị tài sản bán được cao hơn nhiều lần so với giá khởi điểm, nộp ngân sách Nhà nước đạt giá trị lớn…

Tuy nhiên, hiện nay, mỗi loại tài sản lại chịu sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật chuyên ngành (đất đai, tần số, khoáng sản...). Một số quy định của pháp luật chuyên ngành còn chưa rõ ràng, chưa chặt chẽ về điều kiện tham gia đấu giá, chế tài xử lý người trúng đấu giá vi phạm nghĩa vụ thanh toán... Việc đấu giá một số tài sản đặc thù vẫn còn gặp khó khăn nhất định như đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, đấu giá quyền khai thác khoáng sản, tần số...

Qua quá trình triển khai thi hành, một số quy định của Luật Đấu giá tài sản đã bộc lộ hạn chế do chưa chặt chẽ, rõ ràng, gây lúng túng trong quá trình thực hiện như các quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản: Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, thời hạn nộp tiền đặt trước, đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, đấu giá bằng hình thức đấu giá bỏ phiếu gián tiếp... Một số tiêu chuẩn, điều kiện đấu giá viên, quy định về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản… không còn phù hợp với thực tiễn hoặc chưa đầy đủ, cần bổ sung để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng và phát triển số lượng đội ngũ đấu giá viên, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, phân định rõ trách nhiệm của từng Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, người có tài sản...

Sau hơn 5 năm triển khai thi hành Luật Đấu giá tài sản, các tổ chức đấu giá tài sản đã tăng lên đáng kể về số lượng. Tuy nhiên, sự phân bố các tổ chức bán đấu giá tài sản không đều mà chủ yếu tập trung tại các thành phố và các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Một bộ phận doanh nghiệp đấu giá tài sản hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp, quy mô nhỏ, manh mún, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu, trình độ quản lý còn bất cập…

Thực tế hoạt động đã xuất hiện tình trạng “cạnh tranh” không lành mạnh giữa các tổ chức đấu giá tài sản. Một số tổ chức đấu giá không tuân thủ nghiêm túc về trình tự, thủ tục bán đấu giá, trích lại phần trăm phí cho cơ quan, đơn vị có tài sản bán đấu giá để thu hút sử dụng dịch vụ của tổ chức mình. Điều này gây ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển lành mạnh của hoạt động đấu giá.

Theo báo cáo tại Hội nghị, các tổ chức đấu giá tài sản đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, phát triển về quy mô, tính chuyên nghiệp.

Số cuộc đấu giá tài sản công ngày càng tăng. Các hình thức đấu giá được áp dụng phong phú, đa dạng hoặc có tổ chức đấu giá đã kết hợp linh hoạt nhiều hình thức trong cùng một cuộc đấu giá. Bước đầu, tổ chức đấu giá tài sản tại một số địa phương đã đưa vào vận hành hệ thống đấu giá trực tuyến, góp phần tạo nên hệ thống đấu giá công khai, minh bạch, hiệu quả, tránh thất thoát tài sản công, tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, thể chế về đấu giá tài sản đã được hoàn thiện với việc Luật ĐGTS quy định trình tự, thủ tục chung áp dụng đối với tất cả các loại tài sản phải bán theo quy định của pháp luật, tạo ra tính thống nhất, chặt chẽ trong hoạt động đấu giá, giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật, phân định rõ trách nhiệm của người có tài sản đấu giá trong các giai đoạn đấu giá…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt, việc triển khai thi hành Luật ĐGTS vẫn còn một số bất cập, hạn chế cả về mặt thể chế và thực tiễn.

Tại Hội nghị, các ý kiến thống nhất hoạt động ĐGTS thời gian đã có những chuyển biến tích cực, rõ nét, số lượng các cuộc đấu giá ngày càng tăng, tỷ lệ đấu giá thành chiếm tỷ lệ lớn, đã tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tuy nhiên, đại diện Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh chỉ ra, hiện nay Luật chỉ quy định các vấn đề chung về trình tự, thủ tục đối với hoạt động đấu giá tài sản. Còn các loại tài sản khác nhau được quy định ở rất nhiều các văn bản khác nhau, do đó, trình tự, thủ tục đối với từng loại văn bản khác nhau cũng được quy định ở nhiều văn bản khác nhau. Trên cơ sở đó,  đề nghị trong Luật ĐGTS sửa đổi sẽ có điều về quy định giao cho Chính phủ chỉ đạo Bộ, ngành có quy định chi tiết đối với trình tự, thủ tục đấu giá đối với từng loại tài sản ở pháp luật chuyên ngành.

3. Một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản

Đối với các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện

Về việc thông báo trên Cổng Thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản: Người có tài sản đấu giá căn cứ quy định tại Điều 47 Luật Đấu giá tài sản có trách nhiệm thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình khi đưa tài sản ra bán đấu giá; đăng tải đầy đủ việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản trên Cổng Thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản; giám sát chặt chẽ tổ chức đấu giá tài sản trong việc thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá sau khi ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản; chú trọng kiểm tra việc đăng thông báo công khai trên Cổng Thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản theo đúng thời gian, nội dung quy định tại Điều 57 Luật Đấu giá tài sản. Trường hợp phát hiện tổ chức đấu giá tài sản không đăng thông báo công khai trên Cổng Thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Đấu giá tài sản thì người có tài sản có thể xem xét, yêu cầu hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 6 Điều 33 Luật Đấu giá tài sản. Trường hợp tổ chức đấu giá theo thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 53 Luật Đấu giá tài sản đề nghị tổ chức đấu giá tài sản tiếp tục đăng thông báo công khai trên Cổng Thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản.

Về lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản: Người có tài sản đấu giá khi lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá cần đưa ra tiêu chí đúng theo quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật Đấu giá tài sản và Công văn số 1018/UBND-KTTC ngày 11/3/2020 của UBND tỉnh, không đặt thêm yêu cầu không có cơ sở, không cần thiết đối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản như: Đấu giá viên, người đại diện theo pháp luật phải tốt nghiệp đại học một số ngành học đặc biệt, phải là luật sư, có học vị thạc sỹ, tiến sỹ, tổ chức đấu giá tài sản phải thành lập chi nhánh và tổ chức cuộc đấu giá nhiều vùng miền khác nhau,... Trong quá trình lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, cần xem xét, đánh giá kỹ lưỡng những tổ chức đấu giá tài sản có hành vi vi phạm đã bị báo chí phản ánh và cơ quan có thẩm quyền xử lý, nhất là hành vi không đăng báo công khai, thông báo công khai không đúng quy định việc đấu giá tài sản trên Cổng Thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản. Trường hợp lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo hình thức đấu thầu thì việc lựa chọn hình thức đấu thầu rộng rãi theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Đấu thầu theo các tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật Đấu giá tài sản.

Đối với Sở Tư pháp: Tăng cường thanh tra, kiểm tra tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản, trong đó chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với người có tài sản trong việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Rà soát, kịp thời phát hiện các trường hợp người có tài sản, tổ chức đấu giá tài sản đặt thêm yêu cầu, điều kiện đối với người đăng ký tham gia đấu giá ngoài quy định của pháp luật để xem xét, xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Thi hành pháp luật về đấu giá tài sản mới nhất 2023. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (591 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo