Thềm lục địa là gì? Thềm lục địa - vùng thuộc quyền tài phán quốc gia - là một trong những khu vực quan trọng và hấp dẫn có ý nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị và quân sự. Thềm lục địa đóng góp vai trò to lớn trong đời sống cũng như đem lại nguồn tài nguyên phong phú. Vậy thềm lục địa là gì? Các quyền của quốc gia về thềm lục địa được quy định như thế nào? Sau đây, ACC xin cung cấp một số thông tin có liên quan đến người đọc. Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Thềm lục địa là gì?
1.1. Về mặt địa chất, thềm lục địa là gì?
Về mặt địa chất, thềm lục địa (continental shelf) là một phần của vỏ trái đất nằm giữa các lục địa và đáy đại dương, chính là nền của lục địa và bất cứ lục địa nào cũng có thềm bao quanh nó. Thềm lục địa thường có độ nghiêng thoai thoải dài từ bờ lục địa cho đến khi độ dốc thay đổi khá lớn có độ dốc sâu đột ngột. Nói chung thềm lục địa nối liền với lục địa như những bậc thang và có cùng cấu tạo địa chất với lục địa như một thể thống nhất.
Tuy nhiên, hình thái thềm lục địa của các nước ven biển không đồng nhất, có nơi rộng, có nơi hẹp, có nước thềm lục địa sụt sâu ngay gần bờ biển như trường hợp thềm lục địa của Sri Lanca, Philipin, Chi lê và một số nước khác ở Châu Mỹ La tinh. Có nước thềm lục địa của họ ngăn cách với lục địa bằng một rãnh sâu như trường hợp của Nauy.
Nói đơn giản hơn, về mặt địa lý, địa chất thềm lục địa là cái nền của lục địa, có độ nghiêng thoai thoải, kéo dài từ lục địa ra biển và ngập dưới nước cho đến khi có độ sâu đột ngột.
1.2. Về mặt pháp lý, thềm lục địa là gì?
Căn cứ theo Điều 76 của Công ước Luật biển 1982 thì:
“Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia ven biển đến bờ ngoài rìa lục địa hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia ở khoảng cách đó gần hơn. Trong trường hợp bờ ngoài của rìa lục địa quốc gia ven biển kéo dài quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, quốc gia ven biển có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình tới một khoảng cách không quá 350m hải lý tính từ đường cơ sở, hoặc cách đường đẳng sâu 2.500m một khoảng cách không quá 100 hải lý”.
Dựa theo quy định này, các quốc gia ven biển có các quyền sau đây:
- Quyền thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa
Quyền chủ quyền của quốc gia ven biển về tài nguyên là trọn vẹn, không chia sẻ với bất cứ với nước nào khác. Nếu đem so sánh với quyền chủ quyền đó với quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế, người ta sẽ thấy trong vùng đặc quyền kinh tế quốc gia ven biển phải chia sẻ với một số quốc gia khác, đặc biệt là việc các nước không có biển hay địa lý không thuận lợi đánh bắt tài nguyên sinh vật. Tất nhiên việc này chỉ được thực hiện khi có khối lượng dư thừa và được quốc gia ven biển thoả thuận.
- Quyền tài phán đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học, đặt cáp và ống dẫn
Song song với các quy định về quyền khai thác thềm lục địa của Quốc gia ven biển, Công ước cũng đề cập đến quyền tài phán về nghiên cứu khoa học vì hai quyền này có liên quyền chặt chẽ với nhau.
- Quyền tài phán đối với việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển
Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển là quyền và nghĩa vụ chung của tất cả các quốc gia. Công ước Luật biển 1982 quy định rất cụ thể các loại ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm biển. Công ước cũng quy định rất rõ quyền và nghĩa vụ các quốc gia đối với việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.
- Các quyền thiết lập các vùng an toàn xung quanh các công trình thiết bị để thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa
Về quyền thiết lập các vùng an toàn xung quanh các công trình thiết bị để thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa và việc sử dụng các biện pháp cần thiết trong các vùng an toàn đó: “Quốc gia ven biển, nếu cần có thể lập ra xung quanh các đảo nhân tạo, các công trình hoặc thiết bị trong những khu vực an toàn với kích thước hợp ở các khu vực đó, quốc gia ven biển có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để đảm bảo an toàn hàng hải cũng như an toàn các đảo nhân tạo, các công trình và thiết bị”.
2. Thềm lục địa của Việt Nam
Phù hợp với các quy định của Công ước, Điều 17 Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định: Thềm lục địa Việt Nam là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 3 50 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500m.
Trên đây là một số thông tin về thềm lục địa là gì. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc cần chúng tôi hỗ trợ tư vấn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC, chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi thông qua một trong các phương thức liên hệ sau để được phản hồi nhanh chóng.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận