Thế nào là người nghiện ma túy? [Chi tiết 2024]

Kinh tế ngày càng phát triển kéo theo nhiều sự suy thoái và tệ nạn của xã hội. Một trong số đó là tệ nạn nghiện hút ma túy đang diễn ra rất phổ biến hiện nay. Người nghiện ma túy là việc một người có các triệu chứng bao gồm hiện tượng dung nạp (cần phải tăng liều lượng sử dụng để đạt được khoái cảm), sử dụng ma túy để giảm các triệu chứng cai, không thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngừng sử dụng, và tiếp tục sử dụng dù biết nó có hại cho bản thân hay những người khác.Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng thông tin về Thế nào là người nghiện ma túy? [Chi tiết 2023]. Mời khách hàng cùng theo dõi.

PHONG-CHONG-MA-TUY

1. Thế nào là người nghiện ma túy?

Ma túy được tiếp cận trên nhiều bình diện với những phạm vi rộng, hẹp khác nhau. Theo nghĩa rộng, tổ chức y tế thế giới WHO coi Ma túy là bất kỳ chất gì mà khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng của cơ thể. Theo nghĩa hẹp, ma túy bao gồm thuốc phiện, cần sa và các chất có tác dụng kích thích thần kinh mạnh gây ảo giác, dùng nhiều lần thành quen, trở thành nhu cầu thường xuyên, và nghiện.

Sổ tay chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Mỹ (APA) định nghĩa người nghiện ma túy là việc một người có các triệu chứng bao gồm hiện tượng dung nạp (cần phải tăng liều lượng sử dụng để đạt được khoái cảm), sử dụng ma túy để giảm các triệu chứng cai, không thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngừng sử dụng, và tiếp tục sử dụng dù biết nó có hại cho bản thân hay những người khác.

Bản chất của nghiện ngoài những khía cạnh liên quan đến hành vi, tâm lý và xã hội, nghiện là một căn bệnh làm thay đổi các tế bào thần kinh trong não do sử dụng ma túy nhiều lần.

2. Biểu hiện của người nghiện ma túy như thế nào?

Các biểu hiện bất thường của người nghiện ma túy được Trung tâm Điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa tổng hợp lại, bao gồm:

– Thay đổi thất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ngủ ít, dậy muộn, ngày ngủ nhiều…

– Hay tụ tập, đi lại đàn đúm với người có đời sống sinh hoạt buông thả như: không lao động, không học hành… hoặc chơi thân với người sử dụng heroin.

– Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người thân trong gia đình).

– Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, hay nói dối loanh quanh, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt hơn so với trước đây. Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, ngại lao động, bỏ vệ sinh cá nhân. Nếu còn đi học thì thường đi học muộn, trốn học, bỏ giờ học (thường vào giờ nhất định): ngồi trong lớp hay ngủ gật, học lực giảm sút nhanh.

– Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng, thường xuyên xin tiền người thân và hay bán đồ đạc cá nhân, gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt, hay lục túi người khác…

– Trong túi quần, áo, cặp, phòng ngủ thường có các thứ giấy bạc, thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm kim tiêm, …

– Có dấu kim trên mu bàn tay, cổ tay, mặt trong khuỷu tay, mặt trong mắt cá chân, ở bẹn, ở cổ…

– Đối với người sử dụng heroin nặng, còn có biểu hiện giảm sút sức khoẻ rõ rệt, thường xuyên ngáp vặt, mắt lờ đờ, da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ngại tắm, ăn mặc lôi thôi lếch thếch…

 

3. Tác hại của việc nghiện ma túy

Nghiện ma túy có những tác hại như sau:

Thứ nhất: Nghiện ma túy gây ảnh hưởng đến sức khỏe người nghiện.

Nghiện ma túy ảnh hưởng đến sự phát triển nòi giống. Đặc biệt lúc mới sử dụng ma túy thường gây kích thích tình dục, vì vậy để thỏa mãn nhu cầu, đối tượng có thể quan hệ với gái mại dâm, cho nên rất dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, giang mai, HIV.

Khi đã nghiện ma túy nặng, các hoocmon sinh dục bị suy giảm nên sinh con ốm yếu, trí tuệ chậm phát triển. Đối với phụ nữ có thai, nghiện ma túy có thể dẫn đến sảy thai, thai lưu, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, gầy gò, ốm yếu, khó nuôi, chậm phát triển về thể lực và trí tuệ.

Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của rối loạn nhịp tim, đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp.

Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị…

Thứ hai: Nghiện ma túy ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình người bị nghiện ma túy.

Nghiện ma túy làm tiêu hao tiền bạc của bản thân người nghiện và gia đình. Nhu cầu cần tiên để mua ma túy của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít thì mấy chục nghìn đồng, nhiều có thể tới hàng triệu đồng, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma túy có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma túy để thỏa mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma túy, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của.

Bên cạnh đó, sức khỏe các thành viên khác trong gia đình giảm sút (lo lắng, mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên… vì trong gia đình có người nghiện). Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc…).

Thứ ba: Nghiện ma túy ảnh hưởng đến đời sống xã hội

Bên cạnh gia đình, người nghiện ma túy còn ảnh hưởng đến xã hội, gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm … Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội. Làm tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma túy đem lại. Ma túy còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS.

4. Một số phương pháp cai nghiện ma túy ở nước ta

Phương pháp cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay đối với người nghiện ma túy dạng thuốc phiện gồm điều trị cắt cơn, giải độc; giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách; lao động trị liệu; học văn hóa, học nghề; lao động sản xuất và hội nhập cộng đồng. Các bài thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc hướng thần, thuốc Bông Sen, Cedemex, CAMAT và phương pháp điện châm. Ngoài ra còn điều trị chống tái nghiện ma túy nhóm có nguồn gốc thuốc phiện bằng thuốc đối kháng Natrexone.

5. Câu hỏi thường gặp về tệ nạn ma túy 

5.1 Người sử dụng ma túy lần đầu có bị đi tù không?

Hiện nay, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 không còn quy định về Tội sử dụng trái phép chất ma túy, do vậy, người sử dụng ma túy không được coi là tội phạm.

Tuy nhiên, sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật, vì thế người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người nào sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng, ngoài ra còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Tóm lại, sử dụng ma túy không phải là hành vi phạm tội, do đó người sử dụng ma túy sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự (gồm cả trường hợp sử dụng ma túy lần đầu).

5.2  Người sử dụng ma túy lần đầu bị quản lý thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Phòng, chống ma túy 2021, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là biện pháp phòng ngừa nhằm giúp người sử dụng trái phép chất ma túy không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy.

Theo Điều 38 Nghị định 105/2021, một người có dấu hiệu sử dụng trái phép chất ma túy khi có một trong các căn cứ sau:

- Tin báo, tố giác của cá nhân, cơ quan, tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh, làm rõ;

- Thông tin, tài liệu trong các vụ vi phạm pháp luật;

- Người có biểu hiện mất năng lực nhận thức hoặc kiểm soát hành vi nghi do sử dụng ma túy;

- Trên người, phương tiện, nơi ở của người đó có dấu vết của chất ma túy hoặc dụng cụ, phương tiện sử dụng trái phép chất ma túy…

Khi phát hiện một người có dấu hiệu sử dụng trái phép chất ma túy, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xét nghiệm ma túy với những người này.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy và kết quả xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sử dụng trái phép chất ma túy cư trú ổn định hoặc nơi phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy ra quyết định và tổ chức quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy.

Thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định quản lý.

Trong thời hạn quản lý, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định dừng quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy trong các trường hợp:

- Người sử dụng trái phép chất ma túy được xác định là người nghiện ma túy;

- Người sử dụng trái phép chất ma túy bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

- Người sử dụng trái phép chất ma túy bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;…

Tóm lại, người sử dụng ma túy lần đầu không được xác định là tội phạm do đó sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định trên và bị quản lý trong vòng 01 năm.

6. Giới thiệu dịch vụ pháp lý của Công ty Luật ACC

Đến với ACC chúng tôi, Quý khách sẽ được cung cấp những dịch vụ tư vấn tốt nhất với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với chuyên viên pháp lý luôn có mặt trên 63 tỉnh/thành phố đã và đang thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý.

>>>Tại ACC cũng cung cấp Công văn 1379/BHXH-BT, mời bạn đọc tham khảo!!

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Thế nào là người nghiện ma túy? [Chi tiết 2023]. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:

Hotline: 1900.3330

Zalo: 0846967979

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo