Đạo luật quy định quy tắc giao thông đường bộ; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ. Để tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về Thế nào là lỗi đi sai phần đường thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.
Thế nào là lỗi đi sai phần đường
1. Phần đường là gì?
Người tham gia giao thông phải đi đúng phần đường, làn đường quy định; phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
Trong đó, phần đường là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện qua lại (theo khoản 6 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008). Đồng thời theo QCVN 41:2019/BGTVT, phần đường gồm 02 loại:
- Phần đường dành cho xe cơ giới là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng qua lại;
- Phần đường dành cho xe thô sơ là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông thô sơ đường bộ qua lại.
Một phần đường có thể có một hoặc nhiều làn đường (một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn).
Và sẽ có các dải phân cách để phân chia phần đường thành hai chiều riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều.
2. Làn đường là gì?
Theo quy định tại khoản 3.15 Điều 3 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT có đưa ra định nghĩa về làn đường là một phần của đường xe chạy được chia theo chiều dọc đồng thời có đủ bề rộng để xe có thể di chuyển an toàn.
Làn đường chính là phần đường được sử dụng để cho các phương tiện giao thông di chuyển qua lại, theo quy định của pháp luật hiện hành thì một phần đường sẽ được chia ra làm nhiều làn đường.
Theo đó tất cả các phương tiện xe thô sơ sẽ phải di chuyển trên phần đường trong cùng phía bên tay phải, tiếp đến là phương tiện xe cơ giới, xe máy chuyên dụng sẽ đi vào làn đường bên tay trái.
Ngoài ra theo quy định của Luật giao thông đường bộ cũng nêu rõ tất cả những phương tiện có tốc độ di chuyển thấp hơn đều phải di chuyển về phái bên tay phải.
Trong trường hợp người điều khiển phương tiện muốn đổi làn đường thì phải có báo hiệu bằng còi và xi nhan để nhằm báo hiệu cho những phương tiện lưu thông phía sau. Đồng với phải tiến hành di chuyển từ từ không chuyển cùng lúc nhiều làn để đảm bảo khả năng phản ứng kịp thời trước mọi tình huống có thể xảy ra trong quá trình lưu thông trên đường.
3. Thế nào là đi không đúng phần đường?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 và Khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ quy định:
Như vậy đối với người tham gia giao thông phải đi đúng phần đường, làn đường quy định; phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. Ngoài ra cũng theo QCVN 41:2019/BGTVT thì phần đường dành cho xe cơ giới là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng qua lại; Phần đường dành cho xe thô sơ là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông thô sơ đường bộ qua lại.
Dựa theo các quy định hiện hành của pháp luật đã quy định rõ về phần đường của các phương tiện tham gia.Do đó người điều khiển xe cơ giới đi vào phần đường dành cho xe thô sơ và ngược lại, điều khiển xe thô sơ đi vào phần đường của xe cơ giới là đi không đúng phần đường theo quy định.
Ngoài ra các chủ phương tiện nếu đi sai phần đường đã quy định thì chủ thể tham gia giao thông sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Mức xử phạt đối với người đi không đúng phần đường
Như vậy, lỗi đi sai phần đường được hiểu là người điều khiển xe cơ giới đi vào phần đường dành cho xe thô sơ và ngược lại, điều khiển xe thô sơ đi vào phần đường của xe cơ giới.
Lỗi đi sai phần đường sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100 năm 2019,cụ thể như sau:
- Đối với ô tô: Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng, tước GPLX từ 01 - 03 tháng (điểm đ khoản 5, điểm b khoản 11 Điều 5);
- Đối với xe máy: Phạt tiền 400.000 - 600.000 đồng (điểm g khoản 3 Điều 6);
- Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền 400.000 - 600.000 đồng (điểm c khoản 3 Điều 7);
- Đối với xe đạp: Phạt tiền 80.000 - 100.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 8);
- Đối với người đi bộ: Phạt tiền 50.000 - 60.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 9).
Trên đây là một số thông tin về Thế nào là lỗi đi sai phần đường. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận