Pháp luật hiện nay quy định trường hợp thế chấp tàu cá, tàu biển, tàu thủy là trường hợp bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về thủ tục đăng ký thế chấp tàu cả, tàu biển, tàu thủy
1. Thế chấp và đăng ký thế chấp tàu cá, tàu biển, tàu thủy là gì?
- Thế chấp là một biện pháp bảo đảm được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, thế chấp là là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Như vậy, thế chấp tàu cá, tàu biển, tàu thủy, hay gọi chung là thế chấp tàu biển có thể xảy ra khi chủ tàu biển tiến hành các giao dịch dân sự khác và tàu biển trở thành tài sản bảo đảm cho giao dịch đó. Ví dụ như vay vốn ngân hàng, giao kết hợp đồng mua bán,…
- Đăng ký biện pháp thế chấp là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm. Pháp luật hiện nay quy định trường hợp thế chấp tàu biển là trường hợp bắt buộc phải đăng ký.
2. Thủ tục đăng ký thế chấp tàu cá, tàu biển, tàu thủy
Thủ tục đăng ký thế chấp tàu cá, tàu biển, tàu thủy đều thực hiện các thủ tục đăng ký thế chấp tàu biển được quy định tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP, theo đó, thủ tục này được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển theo một trong các phương thức sau đây:
- Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
- Nộp trực tiếp;
- Qua đường bưu điện;
- Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển bao gồm:
- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
- Hợp đồng thế chấp tàu biển (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
- Trường hợp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp trực tiếp, thì sau khi nhận hồ sơ, người tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, người tiếp nhận vào Sổ tiếp nhận, cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu hẹn trả kết quả. Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, người tiếp nhận hướng dẫn để người yêu cầu đăng ký trực tiếp hoàn thiện hồ sơ hoặc lập văn bản hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử, thì sau khi nhận được hồ sơ, người tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký.Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, người tiếp nhận vào sổ tiếp nhận. Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, ngay trong ngày nhận hồ sơ, người tiếp nhận lập văn bản từ chối tiếp nhận và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Văn bản từ chối tiếp nhận và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ được gửi trả lại cùng hồ sơ đăng ký cho người yêu cầu đăng ký qua đường bưu điện có bảo đảm trong trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử trong trường hợp hồ sơ được gửi qua thư điện tử.
Bước 3: Trả kết quả
Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
3. Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thế chấp tàu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
......., ngày ... tháng ... năm ...
PHIẾU YÊU CẦU ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM, HỢP ĐỒNG Kính gửi: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại……………………………….. |
PHẦN GHI CỦA TRUNG TÂM ĐĂNG KÝ |
Số tiếp nhận:
Thời điểm tiếp nhận: _ _ giờ_ _ phút, ngày _ _ _ /_ _ _ /_ _ _ Người tiếp nhận (ký và ghi rõ họ, tên): |
1. Thông tin chung | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1.1. Loại hình đăng ký (*): | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
□ Biện pháp bảo đảm | □ Hợp đồng | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1.2. Người yêu cầu đăng ký (*): | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
□ Bên bảo đảm | □ Bên nhận bảo đảm | □ Người được ủy quyền | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1.3. Mã số sử dụng CSDL về biện pháp bảo đảm (nếu có):……………………………… | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1.4. Nhận kết quả đăng ký: | □ Trực tiếp tại cơ quan đăng ký | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
□ Qua đường bưu điện (ghi tên và địa chỉ người nhận): … | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
…………………………………………………………….. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
□ Phương thức khác (sau khi thỏa thuận với cơ quan đăng ký):
…………………………………………………………. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1.5 □ Yêu cầu cung cấp thông tin có xác nhận của cơ quan đăng ký | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1.6. Người để cơ quan đăng ký liên hệ khi cần thiết: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Họ và tên:
……………………………. |
Số điện thoại:
……………………….. |
Thư điện tử:
……………………………. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Bên bảo đảm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tên đầy đủ (viết chữ IN HOA) (*)
……………………………………………………………………………………………. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Địa chỉ (*) ………………………………………………………………………………… | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
□ CMND/Căn cước công dân | □ Hộ chiếu | □ Số Thẻ thường trú | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
□ Mã số thuế | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Số (*).................................... | do………………………… | cấp ngày …….../ ……../…… | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Bên nhận bảo đảm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tên đầy đủ (viết chữ IN HOA) (*)
……………………………………………………………………………………………... |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Địa chỉ (*) ………………………………………………………………………………………. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
□ CMND/Căn cước công dân | □ Hộ chiếu | □ Số Thẻ thường trú | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
□ Mã số thuế | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Số (*).................................... | do………………………… | cấp ngày …….../ ……../…… | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4. Mô tả tài sản bảo đảm(*)
4.1. Áp dụng đối với mọi loại tài sản bảo đảm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4.2. Mô tả tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới theo số khung của phương tiện (nếu kê khai tại điểm này thì không kê khai tại điểm 4.1):
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4.3. Yêu cầu thông báo thế chấp phương tiện giao thông với cơ quan có thẩm quyền:
□ Yêu cầu thông báo thế chấp phương tiện giao thông đối với toàn bộ tài sản bảo đảm □ Yêu cầu thông báo thế chấp phương tiện giao thông đối với một phần tài sản bảo đảm Tên và địa chỉ cơ quan tiếp nhận thông báo: |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5. Hợp đồng bảo đảm/hợp đồng khác (*)
Số: …………………………………………… ký ngày ………tháng ……….năm ……. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6. Kèm theo phiếu yêu cầu gồm có: | Người tiếp nhận kiểm tra | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phụ lục số 01 | gồm.... trang | □ | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phụ lục số 02 | gồm.... trang | □ | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phụ lục số 03 | gồm.... trang | □ | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Văn bản ủy quyền | gồm.... trang | □ | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hợp đồng bảo đảm/hợp đồng | gồm.... trang | □ | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chứng từ nộp phí đăng ký, phí yêu cầu cung cấp thông tin
Giấy tờ chứng minh trường hợp không phải nộp phí đăng ký |
□
□ |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7. Người yêu cầu đăng ký cam đoan những thông tin được kê khai trong đơn này là trung thực, phù hợp với thỏa thuận của các bên tham gia biện pháp bảo đảm, hợp đồng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã kê khai. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
BÊN BẢO ĐẢM |
BÊN NHẬN BẢO ĐẢM |
Nhìn chung, thủ tục đăng ký thế chấp tàu biển khá đơn giản. Các cá nhân, tổ chức trước khi thực hiện cần tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Nội dung bài viết:
Bình luận