Thế chấp nhà ở là gì? [Cập nhập 2022]

Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với bên nhận thế chấp. Trên thực tế, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trở nên phổ biến khi nhu cầu vay vốn trở nên cần thiết. Do đó, hướng xử lý tài sản thế chấp khi không đủ khả năng trả nợ đang dần được tìm kiếm nhiều hơn và đi kèm đó là thắc mắc về hậu quả cũng như các hình thức xử phạt khi xử lý tài sản thế chấp đó nếu như bên thế chấp không đủ khả năng trả nợ.

Sau đây, xin mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết Thế chấp nhà ở là gì? [Cập nhập 2022] để cùng giải đáp các thắc mắc.

1. Quy định và hiệu lực của hợp đồng thế chấp

Bộ Luật Dân sự 2015 quy định rằng thế chấp là một trong chín biện pháp đảm bảo theo Điều 292, bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp, bên cạnh những biện pháp cầm cố, ký quỹ,…

Về nguyên tắc, hợp đồng thế chấp có thể được giao kết dưới nhiều hình thức, miễn là các bên có thể chứng minh được quan hệ hợp đồng, có thể được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính ví dụ như những hợp đồng tín dụng. Ngoài ra, pháp luật quy định hợp đồng thế chấp còn phải tuân thủ các tiêu chuẩn về hình thức như công chứng, chứng thực như quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 và Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì hợp đồng thế chấp Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải được công chứng, chứng thực.

Theo Điều 319 Bộ Luật Dân sự 2015 thì hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật quy định khác; và việc thế chấp tài sản sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Thủ Tục đăng Ký Thế Chấp Mất Bao Lâu?

2. Thế chấp nhà ở là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất thì: Thế chấp nhà ở là việc cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang sở hữu nhà ở hợp pháp (Nhà ở đã hoàn thành hoặc sẽ hình thành trong tương lai) dùng tài sản này để làm tài sản đảm bảo cho một khoản vay đối với ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng tại việt nam.

Trong trường hợp bên vay (bên thế chấp) không trả được khoản nợ gốc và lãi đến hạn thì ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có quyền phát mãi (bán) tài sản bảo đảm này để thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với hợp đồng tín dụng đã ký kết.

2.1. Bên thế chấp và bên nhận thế chấp nhà ở

Điều 144 Luật Nhà ở năm 2014 quy định:

1.    Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức được thế chấp nhà ở tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.

2.    Chủ sở hữu nhà ở là cá nhân được thế chấp nhà ở tại tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật.

2.2 Thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung

Điều 145 Luật Nhà ở 2014 quy định:

Việc thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung phải được sự đồng ý bằng văn bản của các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung, trừ trường hợp thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất có trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp nhà ở theo quy định của Bộ luật dân sự.

2.3. Thế chấp nhà ở đang cho thuê

Điều 146 Luật Nhà ở 2014 quy định:

1.    Chú sở hữu nhà ở có quyền thế chấp nhà ở đang cho thuê nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bến thuê nhà ở biết trước về việc thế chấp. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở.

2.    Trường hợp nhà ở đang thuê bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của bên thể chấp nhà ở thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp bên thuê nhà ở vi phạm các quy định tại khoản 2 Điều 132 của Luật này hoặc các bên có thỏa thuận khác.

2.4. Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai

Điều 147 Luật Nhà ở 2014 quy định:

1.   Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó; trường hợp chủ đầu tư đã thể chấp nhà ở mà có nhu cầu huy động vốn góp để phân chia nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc có nhu cầu bán, cho thuê mua nhà ở đó thì phải giải chấp nhà ở này trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng, trừ trường hợp được bên góp vốn, bên mua, thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp đồng ý.

Việc xác định nhà ở đã được giải chấp trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng theo quy định tại khoản này được nêu rõ trong văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở.

2.   Tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai trên thửa đất ở hợp pháp của mình; tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn phục vụ cho xây dựng nhà ở hoặc để mua chính nhà ở đó.

3. Câu hỏi thường gặp

3.1. Tài sản là gì?

Tài sản - với tư cách là khách thể của quan hệ sở hữu - đã được Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định như sau:

"Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.

3.2. Phần mềm máy tính có phải là một dạng tài sản hay không ?

Do sự phát triển của khoa học, công nghệ, khái niệm vật trong khoa học pháp lí cũng được mở rộng.

Ví dụ: Phần mềm trong máy tính hoặc chất thải nếu sử dụng làm nguyên liệu sẽ được coi là vật nhưng bình thường không được coi là vật.

3.3. Quyền tài sản là gì?

"Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác".

Trên đây là nội dung về Thế chấp nhà ở là gì? [Cập nhập 2022] mà ACC cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này, nếu có thắc mắc, vui lòng truy cập website https://accgroup.vn/ để được tư vấn, hỗ trợ.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo