Thế chấp tài sản là một trong những hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Căn cứ vào tính chất pháp lý, thế chấp được chia thành 02 loại là thế chấp pháp lý và thế chấp công bằng. Vậy thế chấp công bằng là gì? Để trả lời cho câu hỏi này, Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết về Thế chấp công bằng là gì? Cho ví dụ [Cập nhật 2022].
1. Thế chấp công bằng là gì?
Thế chấp công bằng là hình thức mà người thế chấp chỉ giao cho ngân hàng giữ giấy tờ sở hữu bất động sản thế chấp để làm đảm bảo cho khoản tín dụng được cấp. Khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ theo hợp đồng thì việc xử lý tài sản phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người đi vay và người cho vay hoặc phải nhờ đến sự can thiệp của toà án nếu có tranh chấp.
2. Ví dụ về thế chấp công bằng
Khi khách hàng vay thế chấp mua ô tô và sử dụng ngôi nhà làm tài sản đảm bảo. Trong thế chấp công bằng, khi khách hàng không hoàn trả nợ theo hợp đồng, nếu muốn phát mãi ngôi nhà đó, ngân hàng cần thoả thuận với khách hàng hoặc chờ phán xét của toà án.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của Luật ACC về Thế chấp công bằng là gì? Cho ví dụ [Cập nhật 2022]. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận