Thẻ căn cước là gì? (Cập nhật 2024)

Nhiều người hiện nay thắc mắc thẻ căn cước là gì nhưng chưa nắm được các quy định pháp luật về vấn đề này. Để giúp mọi người hiểu thêm về vấn đền này, Công ty Luật ACC xin gửi tới những thông tin hữu ích nhất thông qua bài viết sau đây. Mời quý khách hàng cùng theo dõi.

thẻ căn cước là gì

Thẻ căn cước là gì

1. Thẻ căn cước là gì?

Thẻ căn cước là gì hay thẻ căn cước công dân là gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 quy định vấn đề này như sau:

"Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này".

Như vậy, có thể hiểu thẻ căn cước là một loại giấy tờ chứng mình về nhân thân, ghi nhận các thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân.

Theo Thông tư 06/2021/TT-BCA thì:

- Thẻ căn cước công dân hình chữ nhật, chiều rộng 53,98 mm ± 0,12 mm, chiều dài 85,6 mm ± 0,12 mm, độ dày 0,76 mm ± 0,08 mm, bốn góc được cắt tròn với bán kính r = 3,18 mm ± 0,3 mm.

- Thẻ được làm bằng chất liệu đã được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt.

2. Thông tin trên thẻ căn cước công dân

Mặt trước của thẻ căn cước có những thông tin sau:

- Bên trái, từ trên xuống: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 12 mm; ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân cỡ 20 x 30 mm; Có giá trị đến;

- Bên phải, từ trên xuống: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN; biểu tượng chíp; mã QR; Số; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú.

Mặt sau thẻ Căn cước công dân có những thông tin sau:

Mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin sau:

- Bên trái, từ trên xuống: Đặc điểm nhân dạng; Ngày, tháng, năm; CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI; chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp thẻ; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân; chíp điện tử.

- Bên phải, từ trên xuống: Có 2 ô: Vân tay ngón trỏ trái và Vân tay ngón trỏ phải của người được cấp thẻ căn cước công dân.

- Dòng MRZ.

Những thông tin có trên căn cước sẽ được ghi bằng tiếng Việt như trên, đồng thời được ghi bằng tiếng Anh, ví dụ như CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM; Independence - Freedom - Happiness.

Đây chính là điều kiện để công dân Việt Nam sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu khi Việt Nam ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

3. Độ tuổi làm thẻ căn cước công dân

Theo quy định tại Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

Ngoài ra, tại các mốc độ tuổi sau, công dân phải tiến hành đổi thẻ căn cước:

- Công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Nếu thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi nêu trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

4. Trình tự thủ tục cấp thẻ căn cước công dân

- Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị cấp thẻ căn cước. Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục:

  • Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
  • Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
  • Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

- Cơ quan công an tiếp nhận đề nghị, giải quyết đề nghị

+ Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

+ Lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng;

+ Thu nhận vân tay;

+ Chụp ảnh chân dung;

+ In phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên.

+ Thu lệ phí và cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.

- Trường hợp công dân đã có CMND, nay đổi sang CCCD theo quy định pháp luật thì tiến hành thu lại CMND.

- Trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi thẻ căn cước là gì mà chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau để được hỗ trợ:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo