Pháp luật hiện hành cho phép việc các bên sử dụng nhà hình thành trong tương lại để đăng ký thế chấp. Tuy nhiên để thực hiện đăng ký thế chấp thì nhà đó phải đảm bảo các điều kiện theo luật đinh. Như vậy, trong quá trình đã đăng ký thế chấp mà các bên muốn thay đổi nội dung thì họ phải làm thế nào? Bài viết sau đây của ACC xin hướng dẫn quý khách cách thực hiện thay đổi nội dung đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lau.

1. Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký
Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi tên hoặc thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do tổ chức lại doanh nghiệp;
- Rút bớt tài sản bảo đảm;
- Bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới;
- Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành, trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã kê khai số khung khi đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai) đã hình thành, thì thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện đồng thời với thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký;
- Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà trong hợp đồng bảo đảm ban đầu các bên không có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai.
2. Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ bao gồm:
- Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi (01 bản chính);
- Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận của các bên (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực) hoặc văn bản khác chứng minh nội dung thay đổi (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
- Tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa Sở Tài nguyên và Môi trường (Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai tiếp nhận) hoặc nộp qua đường bưu điện (có bảo đảm).
- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính một cửa cấp huyện nơi có đất, tài sản gắn liền với đất (Cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận) hoặc nộp qua đường bưu điện (có bảo đảm) hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
- Trường hợp nộp tại UBND cấp xã: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
- Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không hợp lệ thì từ chối đăng ký và hướng dẫn hoàn thiện bằng văn bản.
- Nếu hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đơn yêu cầu đăng ký.
Bước 4: Nhận kết quả
- Nhận kết quả đăng ký tại VPĐKĐĐ hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa; tại UBND cấp xã trong trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc gửi qua đường bưu điện có bảo đảm theo lựa chọn của người yêu cầu đăng ký.
- Trường hợp người yêu cầu đăng ký và VPĐKĐĐ có thỏa thuận phương thức trả kết quả đăng ký khác thì thực hiện trả kết quả đăng ký theo phương thức đã thỏa thuận.
3. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của ACC
- Tự hào là đơn vị hàng đầu về thực hiện các thủ tục liên quan đến cơ quan hành chính vì vậy luôn đảm bảo hoàn thành một cách nhanh chóng nhất. ACC sẽ không nhận dự án nếu thấy mình không có khả thực hiện.
- Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm phí trong quá trình thực hiện.
- Không phải đi lại nhiều. ACC có đội ngũ hộ trợ nhiệt tình và tận nơi.
- Cung cấp hồ sơ đơn giản, ACC thay mặt quý khách soạn thảo hồ sơ. Và luôn đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Nội dung bài viết:
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!