Thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh [2023]

Bởi những nhu cầu của con người ngày càng đa dạng hóa và nhiều hơn do đó cũng thúc đầy quá trình sản xuất phát triển. Việc phát triển của quá trình sản xuất có thể làm thay đổi nhiều cơ cấu trong nhiều giai đoạn, đơn vị, trong đó có thể thay đổi về người đứng đầu địa điểm kinh doanh. Do đó, bài viết này sẽ đem đến cho quý bạn đọc vè thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh mới để đáp ứng nhu cầu của quý bạn đọc và của xã hội. 

[caption id="attachment_370606" align="aligncenter" width="1950"]thu-tuc-thay-doi-nguoi-dung-dau-dia-diem-kinh-doanh Thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh [2023][/caption]

1. Pháp luật quy định như thế nào về việc đăng ký kinh doanh? 

Hiện nay, trong hệ thống pháp luật đã không còn quy định khái niệm về “đăng ký kinh doanh”. Khái niệm đăng ký kinh doanh được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, tuy nhiên Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực đã bãi bỏ toàn bộ Luật Doanh nghiệp năm 2014. 

Mặt khác có thể tham khảo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về việc “đăng ký kinh doanh” thông qua khái niệm “đăng ký doanh nghiệp”. Điều đó có nghĩa, đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Khái niệm “đăng ký kinh doanh” không chỉ dừng lại ở hình thức là các loại hình doanh nghiệp, mà nó còn mở rộng ra hơn đối với hình thức đăng ký hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. 

2. Pháp luật hiện hành quy định thế nào về địa điểm kinh doanh?  

Địa điểm kinh doanh được quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020 là: nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Điều đó có nghĩa, địa điểm kinh doanh chỉ là 1 địa điểm để doanh nghiệp thực hiện các công việc của hoạt động kinh doanh. Khác với văn phòng đại diện hay chi nhánh, địa điểm kinh doanh không được xem là 1 đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có con dấu, không có tư cách pháp nhân và cũng không thực hiện các chức năng về đại diện cho doanh nghiệp. 

3. Mục đích của việc đăng ký địa điểm kinh doanh  

Địa điểm kinh doanh được xem như một trong số những loại hình kinh doanh ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp nên thành lập địa điểm kinh doanh trong những trường hợp:

+ Doanh nghiệp muốn mở rộng địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính nhưng trong cùng tỉnh/thành phố hoặc khác tỉnh/thành phố. 

+ Doanh nghiệp muốn thành lập một đơn vị kinh doanh với thủ tục đơn giản, hồ sơ không phức tạp và thời gian nhanh chóng. 

+ Những doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vị kinh doanh của mình nhưng không muốn phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh nhưng lại có thể phát sinh được hoạt động kinh doanh thì nên lựa chọn hình thức thành lập địa điểm kinh doanh để tiến hành hoạt động kinh doanh. 

4. Trình tự, thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh

Mời bạn tham khảo Trình tự, thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh để biết chi tiết.

https://youtu.be/7iEFlbX59to

Có thể thực hiện việc đăng ký địa điểm kinh doanh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh, bao gồm:

- Thông báo lập địa điểm kinh doanh.

+ Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp thì thông báo địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.

+ Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh thì thông báo địa điểm kinh doanh do người đứng đầu chi nhánh ký.

(Mẫu Phụ lục II-7 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)

- Thông báo đăng ký địa điểm kinh doanh. 

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh. 

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện việc gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ. 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

- Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

5. Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là ai? 

Các văn bản pháp luật hiện hành không quy định ai mới có quyền làm người đứng đầu địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, để có thể quản lý hoạt động của địa điểm kinh doanh người đứng đầu phải đáp ứng những điều kiện nhất định, theo quy định của pháp luật không phải tất cả mọi người đều có thể trở thành người đứng đầu địa điểm kinh doanh mà phải đáp ứng các điều kiện sau:  

+ Người từ đủ 18 tuổi. 

+ Người có đủ năng lực hành vi dân sự, không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

+ Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. 

+  Không phải là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước. 

Người đứng đầu tổ chức là người quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của tổ chức. Người đứng đầu tổ chức có thể là cá nhân do tổ chức đi thuê thông qua hợp đồng lao động, cũng có thể là thành viên của tổ chức nên việc thay đổi người đứng đầu là điều không thể tránh khỏi. Người đứng đầu địa điểm kinh doanh cũng vậy.

6. Thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh mới

Cần phải thực hiện thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh bởi lẽ đó là nghĩa vụ doanh nghiệp khi có sự thay đổi. Việc thực hiện thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh để cơ quan đăng ký kinh doanh có thể kiểm soát kịp thời và đầy đủ tình hình của các địa điểm kinh doanh, tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng sơ hở để trục lợi. Bên cạnh đó, vì việc làm thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh là nghĩa vụ của doanh nghiệp nên nhà nước cũng đặt ra những chế tài buộc doanh nghiệp phải thực hiện nếu không muốn bị áp dụng chế tài. Chế tài mà doanh nghiệp có thể bị áp dụng khi không tuân thủ các thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh là phạt vi phạm hành chính,...

Hồ sơ thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh gồm: 

Khi thực hiện một thủ tục hành chính doanh nghiệp, khách hàng cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để nộp lên phòng đăng ký kinh doanh. Hồ sơ thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh gồm những giấy tờ sau: 

+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh bao gồm những nội dung sau: Tên và mã số thuế doanh nghiệp; tên và mã số địa điểm kinh doanh; nội dung thay đổi.

+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu địa điểm kinh doanh: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, giấy tờ pháp lý khác.

+  Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ và giấy tờ pháp lý cá nhân của người nộp hồ sơ. 

Quy trình thực hiện thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh: 

Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở

Hình thức: Nộp hồ sơ thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh online. 

Các bước thực hiện: 

Bước 1: Tiến hành họp nội bộ doanh nghiệp. 

Họp nội bộ nhằm đưa ra các quyết định thay đổi người đứng đầu của địa điểm kinh doanh. 

Bước 2: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo các giấy tờ nêu trên, gồm:

+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh bao gồm những nội dung sau: Tên và mã số thuế doanh nghiệp; tên và mã số địa điểm kinh doanh; nội dung thay đổi.

+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu địa điểm kinh doanh: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, giấy tờ pháp lý khác.

+  Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ và giấy tờ pháp lý cá nhân của người nộp hồ sơ. 

Bước 3: Nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh. 

Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận xác nhận việc đã tiếp nhận hồ sơ và thực hiện thay đổi và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

Bước 4: Nhận kết quả. 

Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là nội dung được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh nên khi thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh sẽ làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh. Nên khi thực hiện thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh mới. 

Bước 5: Nộp công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và lệ phí công bố trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

Trên đây là toàn bộ nội dung của chúng tôi về việc thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh mới cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong quá trình thực hiện các thủ tục này. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh thì vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt hơn. 

7. Những câu hỏi thường gặp

Thế nào là thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh?

Để có thể kiểm soát được quá trình sản xuất của địa điểm kinh doanh cần có người đứng đầu điều hành, quản lý quá trình này, căn cứ vò hoạt động của địa điểm kinh doanh người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể thay đổi. Thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh là là việc thông báo của doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh về việc địa điểm kinh doanh thay đổi người đứng đầu.

Điều kiện về người đứng đầu địa điểm kinh doanh là gì?

- Người từ đủ 18 tuổi

- Người có đủ năng lực hành vi dân sự, không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

- Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam,...

- Không phải là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức...

Hồ sơ thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh gồm những gì?

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh bao gồm những nội dung sau: Tên và mã số thuế doanh nghiệp; tên và mã số địa điểm kinh doanh; nội dung thay đổi.

- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu địa điểm kinh doanh: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, giấy tờ pháp lý khác.

- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ và giấy tờ pháp lý cá nhân của người nộp hồ sơ

Công ty đang bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp thì có thể thực hiện thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh được không?

Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp không thể thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời gian bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp. Vì vậy trong thời gian bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp, công ty không thể thực hiện thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (801 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo