Thay đổi hộ tịch là gì? Thủ tục thay đổi hộ tịch.

Đăng ký hộ tịch là một thủ tục hành chính phổ biến và không còn xa lạ gì với chúng ta. Khi thực hiện quá trình đăng ký đôi khi sẽ xảy ra những vấn đề không thể tránh khỏi và đòi hỏi quý bạn đọc phải thay đổi hộ tịch. Vậy thay đổi hộ tịch là ?Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. Hộ tịch là gì?

Quý bạn đọc tham khảo kỹ hơn về hộ tịch tại đây.
Thay đổi Hộ Tịch Là Gì
Thay đổi hộ tịch là gì? Thủ tục thay đổi hộ tịch

2. Thay đổi hộ tịch là gì?

Theo Khoản 10 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014, thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật. Phạm vi thay đổi hộ tịch bao gồm:
  • Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
  • Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

3. Điều kiện thay đổi hộ tịch

Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch được quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau: Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên:
  • Cho người dưới 18 tuổi mà trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai
  • Đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.

4. Thủ tục thay đổi hộ tịch

Theo Điều 28 Luật Hộ tịch 2014, thủ tục thay đổi hộ tịch được thực hiện như sau:
  • Người yêu cầu đăng ký thay đổi hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  • Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định trên, nếu thấy việc thay đổi hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu (Trích lục thay đổi hộ tịch)
  • Công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi thông tin hộ tịch vào Sổ đăng ký thay đổi thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; hướng dẫn người yêu cầu kiểm tra nội dung giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký vào Sổ.
  • Trường hợp thay đổi hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
  • Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
  • Trường hợp đăng ký thay đổi hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
  • Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

5. Câu hỏi thường gặp

  • Ai có quyền thực hiện thay đổi hộ tịch? Nộp hồ sơ ở đâu?
Người có yêu cầu đăng ký thay đổi thông tin hộ tịch trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Người thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
  • Thời hạn giải quyết thủ tục thay đổi hộ tịch là bao lâu?
    • 03 ngày làm việc đối với yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch; trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 06 ngày làm việc.
    • Ngay trong ngày làm việc đối với yêu cầu bổ sung hộ tịch, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
  • Lệ phí thủ tục thay đổi hộ tịch là bao nhiêu?
    • Lệ phí : 15.000 Đồng (Giảm 30% mức thu lệ phí quy định đến hết ngày 31/12/2023 khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến)
    • Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; trẻ em; người thuộc hộ nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi để giải đáp cho thắc mắc thay đổi hộ tịch là gì?, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình thực hiện thủ tục hành chính trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo