Hiện nay, các phần mềm hóa đơn điện tử đang rất được mọi người quan tâm và chú trọng để đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho mình. Phần mềm hóa đơn điện tử misa cũng chính là một trong số những phần mềm đáng tin cậy. Vậy, thay đổi địa chỉ trên hóa đơn điện tử misa như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về thay đổi địa chỉ trên hóa đơn điện tử misa.
1.Khái quát về phần mềm hóa đơn điện tử misa
Trước khi tìm hiểu cách thay đổi địa chỉ trên hóa đơn điện tử misa, chủ thể cần nắm được khái quát về phần mềm hóa đơn điện tử misa.
Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice được phát triển bởi MISA – Đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển phần mềm quản lý tài chính – kế toán cho doanh nghiệp với 25 năm kinh nghiệm.
Phần mềm hóa đơn điện tử của MISA được chứng nhận kết nối thành công với Cơ quan thuế và đáp ứng đầy đủ toàn bộ nghiệp vụ theo yêu cầu về hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 68/2019/TT-BTC,… Cục Thuế, Chi Cục Thuế trên khắp cả nước đã khuyến khích doanh nghiệp địa phương sử dụng hóa đơn điện tử MISA meInvoice vì tính an toàn, dễ sử dụng và những tiện ích vượt trội của phần mềm.
Tính đến thời điểm hiện tại, MISA đã cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử cho hơn 100.000 doanh nghiệp và 100% nhận được phản hồi tích cực. Nhận định về tính an toàn, dễ sử dụng của MISA meInvoice, Ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng vụ quản lý Thuế doanh nghiệp lớn Tổng Cục Thuế có đánh giá: “Tôi đánh giá rất cao phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice. Hiện nay MISA đã áp dụng công nghệ Blockchain – công nghệ tối ưu đảm bảo sự an toàn trong hóa đơn điện tử trên phần mềm này. Do đó, càng khẳng định hơn về giá trị mà phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice”.
2.Một số nghiệp vụ hóa đơn điện tử của phần mềm hóa đơn điện tử misa
Một số nghiệp vụ hóa đơn điện tử của phần mềm hóa đơn điện tử misa cũng chính là vấn đề cần thiết khi tìm hiểu thay đổi địa chỉ trên hóa đơn điện tử misa.
Cụ thể một số nghiệp vụ bao gồm:
Khởi tạo mẫu hóa đơn điện tử
Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice cho phép tạo mẫu hóa đơn điện tử theo 2 cách:
Theo mẫu đặc thù của doanh nghiệp (lưu lại dưới dạng .mrt)
Dựa trên mẫu do phần mềm cung cấp đáp ứng những thông tin cơ bản theo mẫu hóa đơn điện tử mà Tổng cục Thuế gợi ý sử dụng
Lưu ý: Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định.
Lập quyết định áp dụng hóa đơn điện tử
Sau khi khởi tạo xong mẫu hóa đơn, doanh nghiệp tiến hành lập quyết định áp dụng hoá đơn điện tử. Quyết định này gồm các nội dung chủ yếu sau:
Tên hệ thống thiết bị (tên các phương tiện điện tử), tên phần mềm ứng dụng dùng để khởi tạo, lập hoá đơn điện tử.
Bộ phận kỹ thuật hoặc tên nhà cung ứng dịch vụ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật hoá đơn điện tử, phần mềm ứng dụng;
Quy trình khởi tạo, lập, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu hoá đơn điện tử trong nội bộ tổ chức.
Trách nhiệm của từng bộ phận trực thuộc liên quan việc khởi tạo, lập, xử lý, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu hoá đơn điện tử trong nội bộ tổ chức bao gồm cả trách nhiệm của người được thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
Trên phần mềm MISA meInvoice đã tự động sinh ra các trường thông tin cần bổ sung để doanh nghiệp chủ động điền và cho phép đính kèm các văn bản có liên quan để tiện tra cứu khi cần.
Thông báo phát hành hóa đơn điện tử
Tương tự như quyết định áp dụng HĐĐT ở trên thì thông báo phát hành hóa đơn điện tử cũng được hệ thống phần mềm hỗ trợ tạo lập theo mẫu quy định của cơ quan thuế. Người sử dụng chỉ cần tích chọn các loại hoá đơn sẽ được thông báo phát hành với cơ quan thuế. Đồng thời khai báo thông tin về số lượng hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng…
Sau khi khai báo đầy đủ thông tin, doanh nghiệp có thể in ra để phục vụ cho công tác Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
Thông báo điều chỉnh thông tin hóa đơn điện tử
Thông báo này chỉ dùng để điều chỉnh lại thông tin cho các hóa đơn đã thông báo phát hành trước đó.
Các trường hợp cần điều chỉnh lại thông tin trên hóa đơn đã phát hành gồm:
Thay đổi tên, địa chỉ, số điện thoại trên hóa đơn, không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu DN có nhu cầu tiếp tục sử dụng số hóa đơn đã thông báo phát hành.
Hủy hóa đơn điện tử không sử dụng
Tính năng này cho phép hủy hóa đơn điện tử đã thông báo phát hành với cơ quan thuế (chưa phát hành cho người mua) nhưng không tiếp tục sử dụng.
Đơn vị thực hiện lập Thông báo hủy hóa đơn trên phần mềm. Sau khi nộp bộ hồ sơ thông báo hủy hóa đơn cho cơ quan thuế, doanh nghiệp lưu ý chuyển trạng thái trên thông báo thành Đã nộp cho cơ quan thuế để dễ dàng kiểm soát tình trạng nộp thông báo, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Nhà nước.
Lập hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử meInvoice cho phép doanh nghiệp lập linh động trong việc lập hóa đơn, chứng từ bán hàng:
Lập Hóa đơn cùng chứng từ bán hàng
Lập Chứng từ bán hàng trước, Hóa đơn sau
Lập Hóa đơn trước, Chứng từ bán sau
Tính năng lập hóa đơn điện tử MISA có thể được thực hiện trên tất cả các thiết bị di động như: máy tính, điện thoại di động, tablet,… Đây là một trong những tính năng ưu việt của MISA meInvoice mà không phần mềm HĐĐT nào cũng có được
3.Hướng dẫn thay đổi địa chỉ trên hóa đơn điện tử misa
Hướng dẫn thay đổi địa chỉ trên hóa đơn điện tử misa cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Thay đổi địa chỉ, tên công ty nhưng không thay đổi Cơ quan thuế
Với thủ tục này, mỗi cơ quan thuế thường có yêu cầu không giống nhau. Do đó doanh nghiệp cần liên hệ với Cơ quan thuế trực thuộc để được hướng dẫn trước khi tiến hành thủ tục.
Nếu Cơ quan thuế yêu cầu thông báo phát hành mẫu hóa đơn điện tử mới
Bước 1: Hủy các số hóa đơn mẫu cũ theo hướng dẫn Tại đâ
Bước 2 : Liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp hóa đơn điện tử để hỗ trợ cập nhật tên và địa chỉ mới trên Giấy phép sử dung (GPSD) của phần mềm. Sau khi có GPSD, thực hiện đăng ký GPSD mới vào phần mềm theo hướng dẫn Tại đây
Bước 3: Lập thông báo phát hành mẫu mới theo hướng dẫn Tại đây
Bước 4: Sau 2 ngày lên tranghttp://www.tracuuhoadon.gdt.gov.vn/để tra cứu xem thông báo đã được chấp nhận chưa? Nếu chưa thì liên hệ thuế để làm thủ tục.
Bước 5: Sau khi hoàn thành thủ tục với thuế, vào Thông báo phát hành hóa đơn trên phần mềm điều chỉnh trạng thái “Đã có hiệu lực” để phát hành được hóa đơn trên phần mềm.
Nếu Cơ quan thuế yêu cầu lập Thông báo điều chỉnh thông tin
Bước 1: Lập Thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn theo mẫu TB04/AC. Tham khảo Hướng dẫn tại đây
Bước 2: Sau khi làm thủ tục với thuế xong , doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp hóa đơn điện tử để được hỗ trợ cập nhật tên và địa chỉ mới trên GPSD của phần mềm.
Bước 3: Sau 2 ngày, doanh nghiệp kiểm tra xem thông báo đã được cơ quan thuế chấp nhận hay chưa tại đường dẫn: http://www.tracuuhoadon.gdt.gov.vn/ Nếu chưa được chấp nhận thì có thể liên hệ trực tiếp vơi cơ quan thuế để được hướng dẫn thủ tục.
Bước 4: Sau khi hoàn thành thủ tục với thuế thì mới vào Thông báo phát hành hóa đơn trên phần mềm chỉnh trạng thái “Đã có hiệu lực” để phát hành được hóa đơn trên phần mềm.
Trường hợp 2: Thay đổi địa chỉ, tên công ty dẫn đến thay đổi Cơ quan thuế
Nếu muốn sử dụng tiếp hóa đơn còn lại:
Thực hiện theo các bước tại mục 1.2 ở trên. Tuy nhiên, ở bước 1 doanh nghiệp Nộp thêm Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và Bảng kê hóa đơn chưa sử dụng theo mẫu BK01/AC. Sau đó nộp cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp chuyển đi.
Nếu không muốn sử dụng tiếp hóa đơn còn lại:
Bước 1: Hủy các số hóa đơn điện tử chưa sử dụng và thông báo kết quả hủy hóa đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi. Trình tự hủy hóa đơn điện tử chưa sử dụng thực hiện tương tự như với hóa đơn giấy. Xem hướng dẫn chi tiết tại đây
Bước 2: Thực hiện thông báo phát hành hóa đơn mới với cơ quan thuế nơi chuyển đến. Hồ sơ nộp cơ quan thuế như ở lần thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu:
Khởi tạo mẫu hóa đơn -> Lập quyết định áp dụng hóa đơn điện tử -> Thông báo phát hành hóa đơn điện tử -> Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
Bước 3: Sau 2 ngày, doanh nghiệp kiểm tra xem thông báo đã được cơ quan thuế chấp nhận hay chưa tại đường dẫn: http://www.tracuuhoadon.gdt.gov.vn/ Nếu chưa được chấp nhận thì có thể liên hệ trực tiếp vơi cơ quan thuế để được hướng dẫn thủ tục.
Những vấn đề có liên quan đến thay đổi địa chỉ trên hóa đơn điện tử misa và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về thay đổi địa chỉ trên hóa đơn điện tử misa sẽ giúp chủ thể nắm được vấn đề một cách chính xác và rõ rang hơn.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến thay đổi địa chỉ trên hóa đơn điện tử misa cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận