Trong cuộc sống, vấn đề việc làm luôn là vấn đề cấp bách và cần thiết được mọi người quan tâm để có thể đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày cho chính mình và những người thân trong gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều tìm được một việc làm ổn định, điều đó đồng nghĩa với việc thất nghiệp vẫn còn khá nhiều. Vậy, thất nghiệp tự nguyện là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về thất nghiệp tự nguyện là gì.
1.Thất nghiệp.
Trước khi tìm hiểu thất nghiệp tự nguyện là gì, chủ thể cần nắm được các thông tin liên quan đến thất nghiệp.
Quan điểm của một số quốc gia trên thế giới định nghĩa về thất nghiệp như sau:
Ở Pháp người ta cho rằng, thất nghiệp là không có việc làm, có điều kiện làm việc, đang đi tìm việc làm.
Thái Lan, định nghĩa về thất nghiệp khẳng định: “Thất nghiệp là không có việc làm, muốn làm việc, có năng lực làm việc”.
Trung Quốc định nghĩa về thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp là người trong tuổi lao động (dân thành thị) có khả năng lao động, chưa có việc làm, đang đi tìm việc làm, đăng kí tại cơ quan giải quyết việc làm”.
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành”.
Ở Việt Nam, thất nghiệp là vấn đề mới nảy sinh trong thời kì chuyển đổi nền kinh tế cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường . Vì vậy, tuy chưa có văn bản pháp qui về thất nghiệp cũng như các vấn đê có liên quan đến thất nghiệp, nhưng có nhiều công trình nghiên cứu nhất định.
Những nghiên cứu bước đầu khẳng định thất nghiệp là những người không có việc làm, đang đi tìm việc và sẵn sàng làm việc.
Chung quy lại, thất nghiệp là thuật ngữ chỉ những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm, đang đi tìm việc làm.
Tìm hiểu thêm tại bài viết về thất nghiệp là gì.
2.Phân loại thất nghiệp.
Để tìm hiểu thất nghiệp tự nguyện là gì, bài viết tiến hành phân loại thất nghiệp. Thất nghiệp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên dù nguyên nhân nào thì đều sẽ gây bất lợi cho người lao động. Và đặc biệt là nền kinh tế bị giảm sút. Hiện nay dựa vào các đặc điểm của thất nghiệp ta có thể phân loại thành các loại thất nghiệp như sau:
Thứ nhất, theo đặc trưng của người thất nghiệp
Thất nghiệp là một gánh nặng, nhưng gánh nặng đó rơi vào đâu, bộ phận dân cư nào, ngành nghề nào… Cần biết được điều đó để hiểu được đặc điểm, tính chất, mức độ tác hại… của thất nghiệp trong thực tế. Với mục đích đó có thể dùng những tiêu thức phân loại dưới đây:
– Thất nghiệp chia theo giới tính.
– Thất nghiệp theo lứa tuổi.
– Thất nghiệp chia theo vùng, lãnh thổ.
– Thất nghiệp chia theo ngành nghề.
– Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc.
Thứ hai, phân theo lý do thất nghiệp
Trong khái niệm thất nghiệp, cần phân biệt rõ thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện. Nói khác đi là những người lao động tự nguyện xin thôi việc và những người lao động buộc phải thôi việc. Trong nền kinh tế thị trường năng động, lao động ở các nhóm, các ngành, các công ty được trả tiền công lao động khác nhau (mức lương không thống nhất trong các ngành nghề, cấp bậc). Việc đi làm hay nghỉ việc là quyền của mỗi người. Cho nên, người lao động có sự so sánh, chỗ nào lương cao thì làm, chỗ nào lương thấp (không phù hợp) thì nghỉ. Vì thế xảy ra hiện tượng:
Thất nghiệp tự nguyện
Thất nghiệp không tự nguyện
Thất nghiệp trá hình (còn gọi là hiện tượng khiếm dụng lao động)
Kết cục của những người thất nghiệp không phải là vĩnh viễn. Có những người (bỏ việc, mất việc…) sau một thời gian nào đó sẽ được trở lại làm việc. Nhưng cũng có một số người không có khả năng đó và họ phải ra khỏi lực lượng lao động do không có điều kiện bản thân phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hoặc do mất khả năng hứng thú làm việc (hay còn có thể có những nguyên nhân khác).
Như vậy, con số thất nghiệp là con số mang tính thời điểm. Nó luôn biến động theo thời gian. Thất nghiệp xuất phát từ nhu cầu cần việc làm, có việc rồi lại mất việc, từ không thất nghiệp trở lên thất nghiệp rồi ra khỏi trạng thái đó. Vì thế việc nghiên cứu dòng lưu chuyển thất nghiệp là rất có ý nghĩa.
Thứ ba, phân theo nguồn gốc thất nghiệp
Có thể chia thành 4 loại:
Thất nghiệp tạm thời: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Thậm chí trong một nền kinh tế có đủ việc làm vẫn luôn có sự chuyển động nào đó như một số người tìm việc làm sau khi tốt nghiệp hoặc di chuyển chỗ ở từ nơi này sang nơi khác; phụ nữ có thể quay lại lực lượng lao động sau khi sinh con…
Thất nghiệp có tính cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung- cầu lao động (giữa các ngành nghề, khu vực…). Loại này gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và gây ra do sự suy thoái của một ngành nào đó hoặc là sự thay đổi công nghệ dẫn đến đòi hỏi lao động có chất lượng cao hơn, ai không đáp ứng được sẽ bị sa thải.
Chính vì vậy, thất nghiệp loại này còn gọi là thất nghiệp công nghệ. Trong nền kinh tế hiện đại, thất nghiệp loại này thường xuyên xảy ra. Khi sự biến động này là mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn. Nếu tiền lương rất linh hoạt thì sự mất cân đối trong thị trường lao động sẽ mất đi khi tiền lương trong những khu vực có nguồn cung lao động hạ xuống, và ở trong khu vực có mức cầu lao động cao tăng lên.
Thất nghiệp do thiếu cầu: Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống. Nguồn gốc chính là sự suy giảm tổng cầu.
Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề.
Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Loại thất nghiệp này còn được gọi theo lý thuyết cổ điển. Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động. Vì tiền lương không chỉ quan hệ đến sự phân phối thu nhập gắn với kết quả lao động mà còn quan hệ đến mức sống tối thiểu nên nhiều nhiều quốc gia (Chính phủ hoặc công đoàn) có quy định cứng nhắc về mức lương tối thiểu, sự không linh hoạt của tiền lương (ngược với sự năng động của thị trường lao động), dẫn đến một bộ phận mất việc làm hoặc khó tìm việc làm.
Xem thêm: Công văn hỗ trợ thất nghiệp mùa dịch.
3.Thất nghiệp tự nguyện là gì?
Khái niệm thất nghiệp tự nguyện là gì được định nghĩa như sau:
Thất nghiệp tự nguyện là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền công nào đó người lao động khống muốn làm việc hoặc vì lý do cá nhân nào đó (di chuyển, sinh con…). Thất nghiệp loại này thường là tạm thời.
Chỉ rõ về thực trạng thất nghiệp tự nguyện đang diễn ra trong nhóm đối tượng lao động nào, đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết, qua các hoạt động tìm hiểu, điều tra về nhu cầu việc làm, có nhiều lao động tự nguyện thất nghiệp là có thật. Tại các doanh nghiệp, nhiều lao động ngoài 35 tuổi đang làm việc sẽ không được “trọng dụng”, vì vậy, doanh nghiệp sẽ sắp xếp vào những công việc không phù hợp.
Như vậy họ “tình nguyện” nghỉ việc. Bên cạnh đó, một số cử nhân sau khi tốt nghiệp kiên quyết không làm trái ngành, trái nghề hoặc “làm tạm” công việc nào đó sau thời gian không ưa thích công việc và cũng nghỉ việc.
Các chuyên gia cho rằng, hệ quả của tình trạng thất nghiệp nói chung và thất nghiệp tự nguyện nói riêng không phải là vĩnh viễn. Có những người (bỏ việc, mất việc…) sau một thời gian nào đó sẽ được trở lại làm việc. Nhưng cũng có một số người không có khả năng đó và họ phải ra khỏi lực lượng lao động do không có điều kiện bản thân phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hoặc do mất khả năng hứng thú làm việc (hay còn có thể có những nguyên nhân khác).
Để giải quyết vấn đề này, theo các chuyên gia, chúng ta cần tạo việc làm cho người lao động. Hay nói cách khác, đây là các giải pháp nhằm tác động vào thị trường lao động để tạo ra nhiều chỗ làm việc cho người lao động. Ngoài ra, cần có chính sách phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là vấn đề đào tạo, đào tạo lại để người lao động chủ động tìm kiếm việc làm phù hợp trong thị trường lao động.
4.Các câu hỏi thường gặp.
4.1.Thất nghiệp không tự nguyện là gì?
Thất nghiệp không tự nguyện: Là thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó người lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy thoái, cung lớn hơn cầu về lao động…
4.2. Đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp là ai?
– Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Tìm hiểu thêm về đóng bảo hiểm thất nghiệp tại bài viết có liên quan của ACC.
4.3. Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động như thế nào?
Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập. Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển dổi nghề nghiệp, trở lại thị trườgn lao động; con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chan nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc…
Những vấn đề có liên quan đến thất nghiệp tự nguyện là gì cũng như các thông tin cần thiết đã được trình bày cụ thể trong bài viết. Khi nắm được thất nghiệp tự nguyện là gì sẽ giúp chủ thể có thể nắm được thông tin chính xác và rõ ràng hơn.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến thất nghiệp tự nguyện là gì cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.
Nội dung bài viết:
Bình luận