Thất nghiệp vẫn luôn là vấn đề quan trọng đòi hỏi được giải quyết hợp lý. Sau khi trải qua dịch bệnh Covid, tình trạng thất nghiệp ngày càng trở nên phức tạp. Người lao động không có công ăn việc làm, tác động xấu đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy thất nghiệp là gì và những vấn đề nào cần lưu ý liên quan đến thất nghiệp?
1. Thất nghiệp là gì?
Thất nghiệp (Unemployment) là tình trạng khi những người đang trong độ tuổi lao động hoặc có khả năng lao động nhưng lại đang trong tình trạng tìm việc làm hay không có việc làm mặc dù thừa khả năng lao động, bằng cấp. Người có việc làm là những người trong độ tuổi lao động đang làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, văn hóa, xã hội hoặc cơ sở làm việc có tính chất tái nhập cảnh. Lực lượng lao động là một bộ phận dân số đang trong độ tuổi lao động (dân số trưởng thành) thực sự có việc làm, hoặc những người thất nghiệp nhưng đang tìm việc làm. Người trong độ tuổi lao động là những người đã đủ tuổi được Hiến pháp quy định có trách nhiệm và quyền làm việc, quyền lợi lao động.
Tham khảo Làm 9 năm được hưởng mấy tháng thất nghiệp?
2. Phân loại thất nghiệp
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng thất nghiệp, nhưng dù là nguyên nhân chủ quan hay khách quan cũng ít nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế-giảm sút kinh tế và đồng thời cũng phần nào gây bất lợi cho người lao động. Hiện nay có thể phân loại tỷ lệ thất nghiệp thành các loại sau tùy thuộc vào đặc điểm, nguyên nhân riêng của từng loại:
Phân loại theo lí do:
- Mất việc: Nhân sự bị cơ quan/doanh nghiệp cho thôi việc vì một lý do nào đó và rơi vào tình trạng thất nghiệp.
- Bỏ Việc: Đây là hình thức thôi việc do bản thân người đó có điều không hài lòng với đơn vị làm việc của mình nên chủ động xin thôi việc.
- Nhập mới: Lao động mới của thị trường nhưng chưa tìm được việc làm
- Tái nhập: Lao động đã rời khỏi thị trường trước đó, hiện muốn đi làm trở lại nhưng chưa có được vị trí thích hợp.
Tham khảo Mất giấy hẹn bảo hiểm thất nghiệp có được hưởng tiền không?
Phân loại theo tính chất
-Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary unemployment); là tình trạng thất nghiệp mà ở đó người lao động sẵn sàng đi làm với mức lương hiện hành nhưng không tìm được việc
-Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment): là tình trạng thất nghiệp phát sinh do người lao động không chấp nhận những công việc hiện thời với mức lương tương ứng (VD. Sinh viên không đi làm thêm, tập trung vào việc học để có bằng cấp sau đỏ mới tìm kiếm những công việc có mức lương cao hơn)
Phân loại theo nguyên nhân
-Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment) là mức thất nghiệp bình thưởng mà nền kinh trải qua, là dạng thất nghiệp không mất đi trong dài hạn, tồn tại ngay cả khi thị trường lao động cân bằng:
- Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment) xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động. Nguyên nhân có thể là do người lao động thiếu kỹ năng, hoặc sự khác biệt về địa điểm cư trú.
- Thất nghiệp tạm thời (frictional unemployment) là thất nghiệp do người lao động bỏ việc cũ tìm việc mới, có sự thay đổi về địa lý hoặc những người lao động mới gia nhập hay tái gia nhập lực lượng lao động cần có thời gian để tìm việc làm.
- Thất nghiệp thời vụ(seasonal unemployment) là tình trạng người lao động không có việc làm trong một khoảng thời gian nhất định trong năm (VD: Nhân viên resort, công viên nước, trượt băng, trượt tuyết thường sẽ thất nghiệp vào mùa đông vì ít ai có nhu cầu đi).
-Thất nghiệp theo chu kỳ (hay “cyclical unemployment”) là mức thất nghiệp tương ứng với từng giai đoạn trong chu kỳ kinh tế. Nguyên nhân sinh ra loại thất nghiệp này là do trạng thái tiền lương cứng nhắc. Nó là dạng thất nghiệp không tồn tại vĩnh viễn, sẽ biến mất nếu có đủ điều kiện tiên quyết.
-Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển (Classical Unemployment): thất nghiệp xảy ra là do mức lương tối thiểu được quy định cao hơn mức lương do quy luật cung-cầu trên thị trường quy định.
3. Trợ cấp thất nghiệp là gì?
Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền mà người lao động được nhận từ quỹ bảo hiểm khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, đồng thời đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013.
Tham khảo Ý nghĩa của trợ cấp thất nghiệp - Luật ACC
Trình tự thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013:
+ Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
+ Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
+ Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thất nghiệp là điều không người lao động nào mong muốn trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Thất nghiệp gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và cuộc sống xã hội. Việc giải quyết thất nghiệp không chỉ là câu chuyện an sinh của Nhà nước mà mỗi cá nhân cần nhận thức và hành động để tìm kiếm một công việc mới phù hợp. Thất nghiệp đôi khi là cơ hội mở để bạn kiếm tìm một vị trí phù hợp với năng lực của bản thân.
4 .Đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định, người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Nếu người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
5. Câu hỏi thường gặp
Thất nghiệp tác động đến kinh tế thế nào?
Tình trạng thất nghiệp sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Thất nghiệp tăng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái.
Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người lao động như thế nào?
Đời sống của người lao động lẫn gia đình họ sẽ gặp phải khó khăn. Bên cạnh đó còn tác động đến việc học của con cái, sức khỏe của chính người lao động. Thất nghiệp dẫn đến thiếu thốn, chật vật… Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Người sử dụng lao động nào được tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động theo quy định.
Sự khủng hoảng bất đắc dĩ đến từ đại dịch COVID -19 đã đặt ra nhiều thách thức mới về vấn đề đảm bảo an toàn trong việc làm. Dịch bệnh xuất hiện đã làm thay đổi cơ cấu vận hành của thị trường lao động. Thị trường lao động trong thời COVID-19 được đánh giá sẽ có tác động sâu rộng đến kết quả thị trường lao động chung. Trong đó quan ngại lớn nhất là về tình trạng thất nghiệp. Vì thế, việc tìm hiểu kiến thức pháp lý để bảo đảm quyền và lợi ích của người thất nghiệp là vô cùng quan trọng.
Nội dung bài viết:
Bình luận