Ngành thanh tra là một trong những ngành mang nhiệm vụ khó khăn và nặng nề nhất, không những là ngành tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà còn xử lý tốt những khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Trong bài viết này ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc thanh tra là gì? Phân biệt thanh tra và kiểm tra
Thanh tra là gì? Phân biệt thanh tra và kiểm tra
1. Thanh tra là gì?
Căn cứ theo điều 3 Luật Thanh tra 2010 quy định về thanh tra như sau:
Trong đó, thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, cụ thể như sau:
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm:
– Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:
Thanh tra Chính phủ;
Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);
Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
Thanh tra sở
Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).
– Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
2. Phân biệt thanh tra và kiểm tra
Trước tiên để phân biệt được khái niệm thanh tra và kiểm tra ta cần hiểu về khái niệm kiểm tra. Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm kiểm tra, tuy nhiên từ thực tế có thể hiểu kiểm tra là việc quan sát, xem xét tình hình thực hiện công việc, kế hoạch trên thực tế, từ việc kiểm tra có thể phát hiện phát hiện những sai sót hoặc vấn đề gặp phải nhằm tìm cách điều chỉnh kịp thời để đảm bảo các mục tiêu kế hoạch đề ra được thực hiện tốt nhất có thể.
Hai khái niệm thanh tra và kiểm tra nghe có vẻ tương đồng nhưng thực tế lại hoàn toàn khác nhau. Chúng tôi sẽ phân biệt hai khái niệm này ở những khía cạnh sau:
– Về chủ thể:
Đối với thanh tra, chủ thể thực hiện là những cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được pháp luật trao quyền. Chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, cá nhân thực hiện kiểm tra trong hoạt động của tổ chức mình…Như vậy, có thể nhận thấy chủ thể thực hiện kiểm tra rộng hơn chủ thể thực hiện thanh tra.
– Về nội dung:
Nội dung thanh tra thường phức tạp, đa dạng, chuyên sâu hơn so với nội dung kiểm tra; nội dung kiểm tra thường đơn giản hơn so với thanh tra.
– Về tính chất pháp lý và nghiệp vụ:
Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Do đó người có thẩm quyền thanh tra đòi hỏi phải có chuyên mông nghiệp vụ sâu để tiến hành hoạt động này. Đối với kiểm tra, do nội dung thực hiện thường ít phức tạp, đơn giản hơn nên nghiệp vụ của thành viên các cuộc kiểm tra không đòi hỏi cao như thanh tra. Tuy nhiên, những người thực hiện kiểm tra vẫn phải có chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu của việc kiểm tra.
– Về thời gian tiến hành:
Hầu hết các nội dung, vấn đề trong tiến hành hoạt động thanh tra đều được tiến hành thẩm tra, xác minh, đối chiếu rất công phu, thận trọng mới có thể đưa ra được kết luận, kiến nghị một cách chính xác, khách quan nên cần phải sử dụng nhiều thời gian hơn so với kiểm tra. Thời hạn thanh tra được Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn mà không phải tùy tiện theo ý chí chủ quan của bất kì chủ thể nào. Đối với việc kiểm tra thì nó mang tính đơn giản và không phức tạp như thanh tra do đó thời gian thực hiện ngắn hơn so với thanh tra.
– Về trình tự thủ tục thực hiện:
Hoạt động thanh tra được pháp luật quy định nghiêm ngặt về hình thức, trình tự, thủ tục tiến hành trong khi đó hoạt động kiểm tra thường linh hoạt vận dụng quy trình thanh tra vào thực hiện công tác kiểm tra.
3. Mục đích hoạt động thanh tra
Hoạt động thanh tra rất quan trọng. Các quy định về hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở kế thừa những quy định còn phù hợp của pháp luật hiện hành đồng thời bổ sung những nội dung mới nhằm tăng cường tính linh hoạt, tích cực, chủ động và tính tự chui trách nhiệm trong hoạt động của các cơ quan thanh tra, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra. Bên cạnh đó việc tiếp tục quy định hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra nhà nước thông qua hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Luật Thanh tra còn giao cho các cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Do đó nội dung hoạt động thanh tra nhất là hoạt động thanh tra chuyên ngành có những thay đổi nhất định như: thẩm quyền ra quyết định thanh tra, phân công nhiệm vụ thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành thanh tra chuyên ngành.. Điều đáng lưu ý là ở những ngành, không thành lập cơ quan thanh tra chuyên trách mà hoạt động thanh tra do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối với hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, các quy định của Luật Thanh tra đã xác định rõ những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thanh tra; tiếp tục làm rõ hơn quy định về hình thức tiến hành thanh tra là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; xác định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người ra quyết thanh tra; quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra và nội dung khác liên quan đến hoạt động thanh tra như: hồ sơ thanh tra, trách nhiệm của cơ quan điều tra. Đặc biệt là việc bố sung quy định về xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, quyết định về thanh tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra, công tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn Thanh tra.
Theo đó mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trên đây là bài viết Thanh tra là gì? Phân biệt thanh tra và kiểm tra. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận