Thanh tra chuyên ngành là gì? (cập nhật 2024)

Thanh tra là hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước đối với một hoặc toàn bộ những hoạt động hành chính, kinh tế, thủ tục….. thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc thanh tra là một trong những giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực thi pháp luật. Vậy Thanh tra chuyên ngành là gì? (cập nhật 2023)

1. Thanh tra chuyên ngành là gì?

Thanh Tra Chuyên Ngành Là Gì (cập Nhật 2022)

Thanh tra chuyên ngành là gì?

Theo cách hiểu thông thường, Thanh tra chuyên ngành được hiểu đơn giản nhất là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

Theo quy định pháp luật,  hoạt động thanh tra chuyên ngành được quy định tại Khoản 3 Luật Thanh tra 2010:

là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó”

Ví dụ: Thanh tra chuyên ngành về BHXH như:  Trong sau tháng đầu năm 2020, ngành BHXH đã thực hiện tốt chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế. Qua quá trình thanh tra chuyên ngành đó, đã chấn chỉnh những tồn tại, vi phạm và đề ra những biện pháp để các đơn vị kịp thời khắc phục, sửa chữa.

2. Thẩm quyền ra quyết định của thanh tra chuyên ngành

Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền ra quyết định là Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra, trong trường hợp xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở cũng có thể ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.

Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch thuộc Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra. Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều ngành nhiều cấp, thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.

Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành đột xuất thuộc thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc phòng, chống tham nhũng hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở. Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra và gửi quyết định thanh tra đột xuất để báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Giám đốc sở. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở thì quyết định thanh tra đột xuất được gửi để báo cáo Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở. Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập Đoàn thanh tra.

 

Ví dụ: Ngày 03/01/2020, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Quyết định số 34/QĐ-BHXH về kế hoạch thanh tra chuyên ngành, thanh tra liên ngành và kiểm tra năm 2020. Theo đó, năm 2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì và phối hợp thực hiện kiểm tra, thanh tra liên ngành và thanh tra chuyên ngành tại các tỉnh, thành phố; giao cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, thanh tra liên ngành, thanh tra chuyên ngành tại các đơn vị.

3. Đối tượng chịu sự thanh tra chuyên ngành

Theo như quy định của pháp luật thì đối tượng chịu sự thanh tra chuyên ngành kiểm tra đa dạng và phức tạp với sự gia tăng về số lượng các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội đều có các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, việc thanh tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật về từng lĩnh vực phải được tiến hành chuyên sâu, do các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực thực hiện. Tổ chức và hoạt động nó thường do Chính phủ quy định trên cơ sở đề nghị của các bộ, ngành và phụ thuộc vài tính chất, phạm vi, đặc điểm của từng bộ, ngành đó như lĩnh vực giáo dục; lĩnh vực y tế, tài chính,…

Đối tượng thanh tra chuyên ngành là bất kì cơ quan tổ chức, cá nhân nào thực hiện công việc liên quan đến hoạt động quản lí chuyên môn và trong phạm vi của cơ quan quản lí ngành lĩnh vực chủ yếu là khu vực tư, như: thanh tra chất lượng mũ bảo hiểm xe máy,  thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, thanh tra việc khám chữa bệnh,…. Xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính.

4. Chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành:

Chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành: thuộc ngành lĩnh vực chuyên môn và cơ quan được giao thực hiện  chức năng thanh tra bất kì. Luật thanh tra năm 2010 quy định chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành là thanh tra  bộ, thanh tra sở, thanh tra cục, tổng cục và chi cục thuộc sở.

Thanh tra chuyên  yếu ngành có thể tổ chức đoàn hoặc có thể được thực hiện bởi thanh tra viên độc lập và trên cơ sở sự phân công nhiệm vụ.

Chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra trong phạm vi ngành, lĩnh vực, hoạt động chuyên môn.

5. Câu hỏi thường gặp

Thời hạn thanh tra của thanh tra chuyên ngành

Hoạt động thanh tra chuyên ngành thực hiện việc thanh tra cơ quan, tổ chức, cá nhân không chỉ theo chương trình và kế hoạch hay thanh tra đột xuất mà hoạt động thanh tra chuyên ngành còn được thực hiện thường xuyên nhưng việc thanh tra này chỉ được thực hiên theo số ngày quy định. đối với đoàn thanh tra là 40 ngày, có thể kéo dài không quá 70 ngày. đối với việc thanh tra là cá nhân thì thời gian là 05 ngày làm việc , kể từ ngày tiến hành thanh tra. Gia hạn không quá 5 ngày.

Trên đây là bài viết về Thanh tra chuyên ngành là gì? (cập nhật 2022). Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Liên hệ với ACC nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý như dịch vụ kế toán, thành lập doanh nghiệp, tư vấn nhà đất ... để được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiêm của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo