Đặc điểm của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Cập nhật 2022)

Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu đặc điểm của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Đặc điểm của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Đặc điểm của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các doanh nghiệp có thể 100% vốn nước ngoài (một thành viên hoặc nhiều thành viên) có thể liên kết, liên doanh với doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân của nước ta.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có đóng góp rất to lớn đối với quốc gia, khác nhau là một nước đang có tiềm năng phát triển như nước ta. Doanh của khu vực đầu tư nước ngoài góp phần làm tăng thêm của cải và nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng trong nước, tăng mạnh chuyển đổi công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của các cơ cấu ngành nghề trong nước, giải quyết một số lượng lớn việc làm của người lao động trong nước.

>>> Để tìm hiểu thêm về Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài.

2. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thuật ngữ chỉ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ở Việt Nam thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới được xác định từ văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là thành phần kinh tế bao gồm:

+ Các doanh nghiệp, công ty 100% vốn nước ngoài.

+ Các doanh nghiệp, công ty liên doanh

+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

>>> Để hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, mời các bạn xem thêm bài viết tại đây: Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.

3. Đặc điểm của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu hoàn toàn của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam và do các nhà đầu tư nước ngoài tự đứng ra quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Hình thức thành lập: Công ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.

Vốn pháp định: ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp nhận.

Ưu điểm:

– Doanh nghiệp chịu sự điều hành quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp từ nhà đầu tư nước ngoài và họ sẽ có cách thức quản lý khác với các doanh nghiệp trong nước, thường đem đến hiệu quả kinh tế cao hơn.

– Doanh nghiệp sẽ được đầu tư công nghệ, vốn và nguồn nhân lực có chất lượng tốt hơn.

>>> Để tìm hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Công ty liên doanh

– Công ty liên doanh là doanh nghiệp do 2 bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc ký hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Hình thức thành lập: Công ty TNHH. Mỗi bên liên doanh phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp; có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

Vốn pháp định: ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án quy có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận.

Ưu điểm:

– Công ty liên doanh là hình thức Công ty thực sự đem đến nhiều lợi thế cho cả nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài.

+ Đối với các nhà đầu tư Việt Nam, lúc tham gia Công ty liên doanh, ngoài việc tượng phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, nhà đầu tư việt nam còn có điều kiện tiếp cận với khoa học hiện đại, và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến.

+ Đối với bên nước ngoài, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường buôn bán, pháp lý hoàn toàn xa lạ nếu không có bên việt nam thì sẽ gặp rất nhiều cạnh tranh.

– Mang lại lợi ích thiết thực cho cả 2 bên liên doanh, giúp chủ động về vốn khoa học kỹ thuật giữa các đối tác nước ngoài và cơ sở vật chất, nhân lực của doanh nghiệp Việt Nam. Đây là hình thức kinh doanh 2 bên cùng có lợi đảm bảo tỷ lệ thành công cho cả 2 bên.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là là những doanh nghiệp được các công ty nước ngoài thành lập để đầu tư phát triển kinh doanh tại thị trường Việt Nam hoặc là các doanh nghiệp trong nước được mua lại và sáp nhập vào các công ty nước ngoài.

Về điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

+ Phải là các tổ chức, công ty (hoạt động từ 1 năm trở lên).

+ Cá nhân nước ngoài có nhu cầu đầu tư theo hình thức thành lập công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên tại Việt Nam.

+ Phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký hoặc phải thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước.

+ Cần phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án phù hợp quy hoạch phát triển trên địa phương.

+ Báo cáo năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư.

+ Đảm bảo các điều kiện về môi trường, an ninh cũng như trật tự xã hội.

+ Chỉ được đăng ký các ngành dịch vụ mà Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường khi gia nhập WTO 2016.

4. Ở Việt Nam thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thế hệ được xác định từ văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là thành phần kinh tế 

Xác định các thành phần kinh tế bao gồm:

  • Kinh tế Nhà nước;
  • Kinh tế tập thể;
  • Kinh tế cá thể, tiểu chủ;
  • Kinh tế tư bản tư nhân;
  • Kinh tế tư bản nhà nước;
  • Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

ACC chuyên dịch vụ đầu tư nước ngoài

Liên hệ 19003330 hoặc 0846967979 (zalo) để được tư vấn, báo phí ngay! 

5. Thực trạng và giải pháp tăng mạnh vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta hiện nay

  • Thực trạng đẩy mạnh vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 5/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giảm so với cùng kỳ năm 2021.

Như vậy, mặc dù nguồn vốn đăng ký mới giảm trong vài tháng nay, nhưng nguồn vốn thực hiện bao gồm vốn điều chỉnh (phần mở rộng vốn bổ sung của nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam); vốn góp, mua cổ phần và vẫn tăng lên so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, dòng vốn FDI chủ yếu “chảy mạnh” vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

  • Giải pháp để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 

Để tiếp tục phát huy nguồn vốn FDI trong phát triển kinh tế Việt Nam cần triển khai các giải pháp sau:

Thứ nhất, tạo môi trường đầu tư kinh doanh cạnh tranh, thông thoáng, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chính sách để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, đẩy nhanh quá trình cần thiết để đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường, xóa bỏ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, lao động, củng cố niềm tin và sự an tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba,Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bổ sung chính sách và các biện pháp để phát triển công nghiệp hỗ trợ, cải thiện thủ tục hành chính…

Thứ tư, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả thể chế chính sách quản lý, giám sát đầu tư nước ngoài phù hợp với quan hệ kinh tế mới, mô hình và phương thức kinh doanh mới, bảo vệ thị trường trong nước. Đồng thời, tạo điều kiện cho khu vực trong nước phát triển phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế.

6. Một số câu hỏi thường gặp

Thành phần kinh tế là gì?

Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.

Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Thời gian giải quyết là bao lâu?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian giải quyết sẽ khác nhau. Thông thường từ  01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.

Khách hàng nên lựa chọn Công ty nào cung cấp dịch vụ  tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý.

Trên đây Luật ACC đã tổng hợp các đặc điểm của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về đầu tư nước ngoài. Xem thêm bài viết của chúng tôi tại đây. Trân trọng!

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (347 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo