Thanh niên là gì? (cập nhật 2024)

Việc một chủ thể có hay không có hoặc có đầy đủ năng lực pháp luật sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyền và lợi ích hợp pháp của người đó khi tham gia các quan hệ pháp luật. Bạn đọc sẽ có thể dễ dàng tìm thấy thuật ngữ người thành niên khi tìm hiểu về các quy định của pháp luật. Trước khi chúng ta đi sâu vào việc phân tích cụm từ người thành niên, mời bạn đọc cùng lướt qua phần giải thích về thanh niên nhé!

Thanh Nien Vietnam

Thanh niên là gì? (cập nhật 2023)

1. Thanh niên là gì?

Thanh niên là thuật ngữ dùng để chỉ những người từ 18 tuổi đến khoảng 30 tuổi. Đây có thể là lực lượng quan trọng, lực lượng xung kích đi đầu trong công cuộc bảo vệ dân tộc, bảo vệ đất nước, quê hương. Ở thời bình, đây là lực lượng cần chăm lo, vì thanh niên là tương lai của nước, là lực lượng đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.

2. Thuật ngữ người thành niên

Trong pháp luật, cụm từ thanh niên có thể diễn dãi là người thành niên. Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người thành niên là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, sức khỏe tâm thần bình thường, không bị Tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự... Nghĩa là, người đó phải có đủ khả năng để nhận thức việc mình làm, đủ khả năng để làm chủ, chỉ huy và điều khiển được hành vi của mình.

Đối với những trường hợp là những cá nhân đã đến tuổi trưởng thành từ 18 tuổi tròn trở lên nhưng rơi vào các trường hợp sau: bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc đó là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì chưa được coi là người thành niên. Các chủ thể này khi tham gia vào các quan hệ dân sự phải có những điều kiện nhất định: được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền hoặc phải có người giám hộ.

3. Bàn về những trường hợp là người thành niên những bị hạn chế khi tham gia các quan hệ pháp luật

– Cá nhân mất năng lực hành vi dân sự

Khi một Cá nhân do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của Cá nhân có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố Cá nhân này là Cá nhân mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một Cá nhân mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính Cá nhân đó hoặc của Cá nhân có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Giao dịch dân sự của Cá nhân mất năng lực hành vi dân sự phải do Cá nhân đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

– Cá nhân có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Cá nhân thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của Cá nhân này, Cá nhân có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố Cá nhân này là Cá nhân có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định Cá nhân giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của Cá nhân giám hộ.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một Cá nhân có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính Cá nhân đó hoặc của Cá nhân có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố Cá nhân có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

– Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Cá nhân nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của Cá nhân có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố Cá nhân này là Cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tòa án quyết định Cá nhân đại diện theo pháp luật của Cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của Cá nhân bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của Cá nhân đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một Cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính Cá nhân đó hoặc của Cá nhân có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

4. Câu hỏi thường gặp

1. Làm sao để phân biệt người thành niên và chưa thành viên?

Người thành niên là chủ thể được pháp luật quy định hoặc thừa nhận là người đã thành niên và đã có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân, có thể tham gia các quan hệ pháp luật mà không hạn chế. Ngược lại, người chưa đến tuổi trưởng thành là chưa thành niên và chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật, cá nhân chưa thành niên phải tham gia quan hệ pháp luật thông qua người giám hộ.

Như vậy, quyền và nghĩa vụ công dân khi tham gia các quan hệ pháp luật là cơ sở pháp lý để phân biệt người thành niên với người chưa thành niên.

2. Thiếu niên là từ bao nhiêu tuổi?

Thiếu niên là thuật ngữ gọi chung những người trong độ tuổi từ 11 tuổi đến 16 tuổi.

3. Tuổi nhi đồng là từ mấy tuổi?

Tuổi nhi đồng là thuật ngữ dành cho những người trong độ tuổi từ 6 tuổi đến 10 tuổi.

 

Việc tìm hiểu về Thanh niên sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề khác xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Thanh niên là gì? (cập nhật 2022) gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo