Hiện nay, Nhà nước ta đang khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thành lập các trung tâm bảo trợ xã hội để chăm sóc, trợ giúp đối tượng có nhu cầu trợ giúp xã hội trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về Thủ tục thành lập trung tâm bảo trợ xã hội.
1.Thế nào là trung tâm bảo trợ xã hội?
Theo quy định pháp luật hiện hành tại Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội thì Cơ sở trợ giúp xã hội gồm cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập.
(i) Cơ sở trợ giúp xã hội công lập sẽ do cơ quan nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội.
(ii) Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập sẽ do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội.
Cũng theo Điều 5 Nghị định này có thể thấy cơ sở trợ giúp xã hội có các loại hình sau:
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi.
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật.
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.
- Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội.
- Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội.
- Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật.
>>>>>>> Nếu các bạn muốn thành lập trung tâm ngoại ngữ hãy đọc bài viết: Thủ tục, điều kiện thành lập Trung Tâm Ngoại Ngữ [2023]
2.Thủ tục thành lập trung tâm bảo trợ xã hội mới nhất
Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật ACC chúng tôi sẽ đi sâu cung cấp thông tin cho các bạn về thủ tục thành lập trung tâm bảo trợ xã hội ngoài công lập, mời các bạn theo dõi:
2.1. Hồ sơ đăng ký thành lập trung tâm bảo trợ xã hội
Theo quy định tại Nghị định số 103/2017/NĐ- CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội, có thể thấy Hồ sơ đăng ký thành lập trung tâm bảo trợ xã hội bao gồm những tài liệu sau:
(i) Tờ khai đăng ký thành lập (theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP).
(ii) Phương án thành lập cơ sở.
(iii) Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở (theo Mẫu số 03b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP).
(iv) Bản sao có chứng thực đối với giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng cho thuê, mượn đất đai, cơ sở vật chất và tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở.
(v) Phiếu lý lịch tư pháp của các sáng lập viên.
(vi) Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Thẻ căn cước công dân (CCCD) hoặc giấy chứng minh nhân dân (GCMND) . Đối với sáng lập viên là cá nhân nước ngoài, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên;
- Quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ CCCD hoặc GCMND hoặc hộ chiếu, chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
Đối với sáng lập viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
2.2. Trình tự thành lập trung tâm bảo trợ xã hội
Theo quy định pháp luật hiện hành, trình tự thành lập trung tâm bảo trợ xã hội diễn ra như sau:
Đầu tiên, Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập theo quy định tại Điều 15 Nghị định 103/2017/NĐ-CP đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập sẽ có trách nhiệm xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở đăng ký thành lập mới. Trường hợp cơ sở đề nghị không đủ điều kiện theo quy định thì cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập có thông báo rõ lý do bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị.
Đối với những cơ sở được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc cơ sở được thành lập theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý xã hội và cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn sẽ không phải thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký thành lập theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định này.
2.3. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập trung tâm bảo trợ xã hội
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 103/2017/NĐ- CP, thẩm quyền được quy định như sau:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi liên tỉnh hoặc liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố, có trụ sở chính đặt tại địa phương.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi cấp huyện, có trụ sở chính đặt tại địa phương.
- Điều kiện thành lập trung tâm bảo trợ xã hội
Căn cứ theo các quy định của Nghị định 103/2017/NĐ- CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội, có thể thấy để thành lập trung tâm bảo trợ xã hội cần đáp ứng các điều kiện như sau:
Thứ nhất, về Môi trường và vị trí:
Trung tâm bảo trợ xã hội phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi cho sức khỏe của đối tượng; có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.
Thứ hai, về Cơ sở vật chất
Trung tâm bảo trợ xã hội phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất sau:
- Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10 m2/đối tượng ở khu vực thành thị. Đối với cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, diện tích đất tự nhiên phải đảm bảo tối thiểu 80 m2/đối tượng ở khu vực thành thị, 100 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 120 m2/đối tượng ở khu vực miền núi.
- Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân tối thiểu 6 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân tối thiểu 8 m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.
- Cơ sở phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện).
- Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.
Thứ ba, về Nhân viên trợ giúp xã hội
Nhân viên trợ giúp xã hội trong trung tâm bảo trợ xã hội phải bảo đảm tiêu chuẩn sau đây:
- Có sức khỏe để thực hiện trợ giúp xã hội đối tượng;
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu TNHS hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
- Có kỹ năng để trợ giúp xã hội đối tượng.
Có đội ngũ nhân viên trợ giúp xã hội đảm bảo đủ về số lượng, trình độ chuyên môn đạt tiêu chuẩn phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ của cơ sở.
Thứ tư, Điều kiện về cấp giấy phép hoạt động
Cơ sở, trung tâm bảo trợ xã họi được cấp giấy phép hoạt động khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Cơ sở trợ giúp xã hội công lập được thành lập theo quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 103/2017/NĐ-CP; cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định này hoặc cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội hoặc cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
- Người đứng đầu cơ sở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
- Có nhân viên trực tiếp tư vấn, chăm sóc đối tượng.
- Trường hợp cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Nghị định này còn phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định này.
Câu hỏi thường gặp
Câu trả lời là có. Khi trẻ em bị xâm hại tình dục, các em có rất nhiều cách để liên hệ tư vấn giúp đỡ. Có thể kể đến như Tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em, Số điện thoại của các tổ chức bảo vệ trẻ em ở các tỉnh, hoặc liên hệ đến các trung tâm bảo trợ xã hội cũng là một phương án giải quyết. Các chuyên viên ở đây sẽ tư vấn cho em cách tốt nhất để xử lý những tình huống mà các em gặp phải.
Câu trả lời là có. Trung tâm bảo trợ xã hội được thành lập với mục đích bao bọc những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, bao gồm cả những người ăn xin. Nếu gặp người ăn xin trên đường, bạn có thể liên hệ đến trung tâm bằng cách gọi vào số điện thoại trung tâm bảo trợ xã hội ở địa phương để giúp họ có một mái ấm tốt hơn.
Theo quy định, tổng đài tư vấn của các trung tâm bảo trợ xã hội sẽ hoạt động vào giờ hành chính. Ngoài ra, một số trung tâm bảo trợ xã hội sẽ có cách liên lạc riêng theo hình thức hoạt động 24/24.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập trung tâm bảo trợ xã hội
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 103/2017/NĐ- CP, thẩm quyền được quy định như sau:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi liên tỉnh hoặc liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố, có trụ sở chính đặt tại địa phương.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi cấp huyện, có trụ sở chính đặt tại địa phương.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về thủ tục thành lập trung tâm bảo trợ xã hội cũng như điều kiện thành lập trung tâm bảo trợ xã hội… Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ làm giấy phép kinh doanh vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Hotline: 19003330
Zalo: 084 696 7979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận