Hướng dẫn thành lập quỹ từ thiện trong doanh nghiệp năm 2024

Từ thiện trong doanh nghiệp phải được thành lập theo Nghị định số 93/2019/NĐ-CP cùng các văn bản hướng dẫn thi hành khác, chi tiết trong bài viết dưới đây!
Quỹ từ thiện là tổ chức hoạt động vì mục đích thiện nguyện và phi lợi nhuận, không nhằm mục đích kinh doanh. Hiện nay, các doanh nghiệp xã hội hoặc các doanh nghiệp có nguồn kinh phí dồi dào mong muốn thành lập các quỹ từ thiện. Vậy, quỹ từ thiện là gì? Có được thành lập quỹ từ thiện trong doanh nghiệp không? Thủ tục thực hiện như thế nào?

thành lập công ty từ thiện

1. Quỹ từ thiện là gì?

Căn cứ vào Khoản 3, Điều 4, Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định:

Quỹ từ thiện: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.

  1. Doanh nghiệp có được thành lập quỹ từ thiện không?

Điều 10, Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định rõ để thành lập quỹ từ thiện cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

Điều 10. Điều kiện cấp giấy phép thành lập quỹ

  1. Có mục đích hoạt động theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
  2. Có sáng lập viên thành lập quỹ bảo đảm quy định tại Điều 11 Nghị định này.
  3. Ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
  4. Hồ sơ thành lập quỹ đảm bảo theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

>>>>>>>>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY VÀ DOANH NGHIỆP hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp (Quy định mới 2023)

Theo đó, khoản 1 Điều 11 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, sáng lập viên thành lập quỹ phải là cá nhân, tổ chức Việt Nam.

Trong đó, đối với tổ chức phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức;
  • Có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ;
  • Trường hợp tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân Việt Nam;

Như vậy, chỉ cần đáp ứng 04 điều kiện trên, doanh nghiệp có thể thành lập quỹ từ thiện của mình, bằng việc có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và xin giấy phép thành lập quỹ

3. Hồ sơ thành lập quỹ từ thiện trong doanh nghiệp

  • Đơn đề nghị thành lập quỹ;
  • Dự thảo điều lệ quỹ;
  • Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;
  • Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 11, Điều 12 hoặc Điều 13 Nghị định này. Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
  • Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ;
  • Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ.

Hồ sơ thành lập quỹ được lập thành 01 bộ và gửi đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tùy phạm vi, quy mô hoạt động.

4. Thủ tục cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ

  • Khi tiếp nhận hồ sơ về quỹ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm lập phiếu tiếp nhận hồ sơ để làm căn cứ xác định thời hạn giải quyết. Nội dung phiếu tiếp nhận hồ sơ gồm: Ngày, tháng, năm và phương thức tiếp nhận; thông tin về hồ sơ; thông tin bên gửi, bên nhận. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
  • Chậm nhất sau 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định có trách nhiệm cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
  • Đối với quỹ được thành lập mới thì giấy phép thành lập quỹ đồng thời là giấy công nhận điều lệ quỹ.

3. Những câu hỏi thường gặp về thành lập quỹ từ thiện trong doanh nghiệp

Thẩm quyền giải quyết các thủ tục về quỹ từ thiện trong doanh nghiệp?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn;...

Thời gian gia hạn giấy phép thành lập quỹ từ thiện trong doanh nghiệp?

Thời gian gia hạn chỉ thực hiện một lần và tối đa không quá 20 ngày làm việc, nếu quá thời gian gia hạn mà quỹ vẫn không thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ hết hiệu lực.

Mục đích tổ chức, hoạt động thành lập quỹ từ thiện trong doanh nghiệp?

Quỹ được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, cộng đồng và từ thiện, nhân đạo, không vì mục tiêu lợi nhuận

Số lượng các sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện trong doanh nghiệp?

Các sáng lập viên thành lập Ban sáng lập quỹ. Ban sáng lập quỹ phải có ít nhất 03 sáng lập viên, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và ủy viên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác về thành lập quỹ từ thiện trong doanh nghiệp, gọi:  1900 3330  để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo