Hợp tác xã là gì? Tại sao phải thành lập hợp tác xã? 2024

Hợp tác xã là một loại hình tổ chức kinh tế từ lâu đời và cho đến nay vẫn được duy trì và được nhà nước khuyến khích hoạt động bởi những lợi ích mà hợp tác xã lại. Vậy việc thành lập hợp tác xã có lợi ích gì? Và hồ sơ thủ tục ra sao xin mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để ACC Group giải đáp câu hỏi trên.

hop-tac-xa
 

1. Hợp tác xã là gì?

Hợp tác xã là mô hình tổ chức nhóm người hoặc doanh nghiệp với mục tiêu chung chia sẻ nguồn lực, trách nhiệm, và lợi ích. Các thành viên hợp tác xây dựng môi trường cộng đồng, thường dựa trên nguyên tắc hợp tác, đoàn kết và chia sẻ quyết định cùng nhau.

2. Thành lập hợp tác xã là gì?

  • Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
  • Vậy việc thành lập hợp tác xã là việc các cá nhân cùng nhau góp vốn thành lập một tổ chức kinh tế, cùng nhau hoạt động và phân chia lợi nhuận.

Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Luật hợp tác xã 2012-23/2012/QH13 . Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

3. Có nên thành lập hợp tác xã hay không và tại sao  phải thành lập hợp tác xã?

  • Trước hết hãy cùng ACC phân tích ưu điểm và nhược điểm của loại hình này:

- Ưu điểm: Hợp tác xã hoạt động theo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt lượng vốn góp giữa các thành viên, mọi người đều có quyền biểu quyết đưa ra quyết định cho các vấn đề của hợp tác xã.

- Khuyết điểm: Số lượng thành viên đông nên rất khó trong công việc quản lý và không huy động được nguồn vốn lớn do nguyên tắc phân chia lợi nhuận của hợp tác xã chủ yếu dựa vào mức độ sử dụng sản phẩm và dịch vụ của thành viên.

  • Xét về những lợi ích mà hợp tác xã mang lại:

+ Thành lập hợp tác xã có lợi ích gì? Hợp tác xã là loại hình tổ chức kinh tế đã xuất hiện từ rất lâu và hiện đến nay vẫn mang lại hiệu quả tốt . Bởi tính chất tập thể nên sản phẩm của hợp tác xã mang tính đồng bộ. Hiện nay theo Luật hợp tác xã 2012 có rất nhiều  hợp tác xã kiểu mới mang lại hiệu quả kinh doanh, sản xuất cao, có đảm bảo đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Với tình hình kinh tế khó khăn,  việc hoạt động theo tổ chức mang lại lợi ích cao, các xã viên có quyền quyết định giá thành đối với sản phẩm mình làm ra và tính hiệu quả của việc kinh doanh. Sản xuất theo loại hình hợp tác xã mang lại hiệu quả kinh tế do việc sản xuất được đảm bảo theo các quy trình và sản phẩm được tạo ra đạt các tiêu chuẩn, chất lượng của thị trường. Hiện nay những người hoạt động kinh doanh, sản xuất đơn lẻ thường rất lo ngại về đầu ra của sản phẩm, giá thành của sản phẩm có thể bị chèn ép bởi những người thu mua nhưng khi bạn tham gia hoặc thành lập hợp tác xã sẽ có sự đảm bảo nhất định do hợp tác xã có sự liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và giảm thiểu rủi ro trên thị trường

+ Hợp tác xã được Nhà nước ưu đãi về thuế, lệ phí đăng kí và có các chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Đối với hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về đất đai, ưu đãi về tín dụng, vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, chế biến sản phẩm được quy định tại Điều 6 Luật hợp tác xã 2012.

  •  Về nguyên tắc phân chia lợi nhuận của hợp tác xã:

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ do pháp luật quy định và trích các loại quỹ đầu tư hợp tác xã thì thu nhập của hợp tác xã được phân phối cho thành viên:

+ Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên.

+Ttheo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.

+ Phần còn lại được chia theo vốn góp.

+ Tỷ lệ và phương thức phân phối cụ thể do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định.

* Vì vậy có thể lượng vốn góp của bạn không nhiều nhưng lợi nhuận vẫn có thể được phân chia nhiều hơn những thành viên góp vốn nhiều dựa vào mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ và công sức đóng góp.

  •  Công việc trong hợp tác xã sẽ do mọi người cùng nhau tương trợ. Việc thành lập hợp tác xã tạo điều kiện phát triển kinh doanh sản xuất từ đó góp phần phát triển nền kinh tế. Khi tham gia hợp tác xã mọi người đều có nhiệm vụ và quyền hạn như nhau, bình đẳng trong lao động sản xuất.
  • Mục đích của việc thành lập hợp tác xã chính là cùng nhau sản xuất, hoạt động, cùng nhau hướng đến lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu rủi ro trên trường đối với sản phẩm. Không những thế loại hình tổ chức kinh tế này còn  góp phần giải quyết vấn đề việc làm, một trong những vấn đề nan giải hiện nay và những hiệu quả mà loại hình này mang là đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội rất nhiều.

4. Hồ sơ và thủ tục thành lập hợp tác xã.

  • Điều kiện để có thể đăng kí hợp tác xã :

+ Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm.

+ Hồ sơ đăng ký hợp tác xã.

+  Tên của hợp tác xã được đặt theo quy định.

+ Có trụ sở chính theo quy định.

+ Đảm bảo về số lượng thành viên theo quy định của pháp luật.

  • Hồ sơ đăng kí hợp tác xã bao gồm :

+ Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã.

+ Điều lệ.

+ Phương án sản xuất, kinh doanh.

+ Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.

+ Nghị quyết hội nghị thành lập.

5. Mọi người cũng hỏi

Câu hỏi 1: Hợp tác xã là gì?

Câu trả lời 1: Hợp tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế và xã hội, mà trong đó một nhóm các cá nhân, doanh nghiệp hoặc cộng đồng tập hợp lại với mục tiêu chia sẻ nguồn lực, kiến thức và lợi ích. Mô hình này thường dựa trên nguyên tắc của sự hợp tác, đoàn kết và sự chia sẻ trách nhiệm. Hợp tác xã có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, sản xuất, dịch vụ, tài chính, và thậm chí là văn hóa và nghệ thuật.

Câu hỏi 2: Tại sao hợp tác xã quan trọng?

Câu trả lời 2: Hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng và bền vững. Nó cho phép các thành viên chia sẻ rủi ro tài chính và tận dụng nguồn lực chung để đạt được kết quả tốt hơn so với việc làm đơn lẻ. Hợp tác xã thường tạo cơ hội cho người dân yếu thế và cộng đồng tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội ở cấp cơ sở.

Câu hỏi 3: Ví dụ về hợp tác xã là gì?

Câu trả lời 3: Một ví dụ điển hình về hợp tác xã là các tổ hợp nông nghiệp. Trong mô hình này, các nông dân cùng hợp tác trong việc chia sẻ nguồn vốn, công cụ, kỹ thuật và cảnh ngộ thị trường. Họ cùng nhau đưa ra quyết định về việc trồng trọt, chăm sóc cây trồng và thu hoạch, sau đó chia sẻ lợi nhuận từ sản phẩm. Một ví dụ khác là cửa hàng hợp tác xã, nơi các cổ đông tham gia trong việc quản lý và vận hành cửa hàng, từ việc lập kế hoạch kinh doanh đến quản lý hàng tồn kho và dịch vụ khách hàng, và lợi nhuận thu được được chia sẻ theo tỷ lệ đã thỏa thuận.

Công ty ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn thành lập hợp tác xã có lợi ích gì với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

Từ những thông tin mà ACC đã cung cấp về vấn đề thành lập hợp tác xã và đã trả lợi cho câu hỏi thành lập hợp tác xã có lợi ích gì. Nếu bạn đang vấn gặp vấn đề về thành lập hợp tác xã, các bạn có thể tìm đến Công ty Luật ACC  cung cấp các dịch vụ về pháp lý, chúng tôi mang đến sự hài lòng ở bạn.

✅ Vấn đề: ⭕ Thành lập hợp tác xã có lợi ích gì
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1067 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo