Thành lập doanh nghiệp là gì? Thành lập doanh nghiệp được thực hiện như thế nào? Có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp được pháp luật công nhận? Bài viết dưới đây ACC xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin về khái niệm cũng như ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp và các vấn đề pháp lý liên quan. Mời quý bạn đọc theo dõi.
Căn cứ pháp lý
Luật Doanh nghiệp 2020.
1. Thành lập doanh nghiệp là gì?
Để hiểu rõ khái niệm thành lập doanh nghiệp là gì, cùng ACC phân tích qua 2 góc độ:
- Góc độ kinh tế
Dưới góc độ kinh tế thì thành lập doanh nghiệp được hiểu là việc tạo lập, thành lập 1 tổ chức kinh doanh khi hội tụ đầy đủ các điều kiện cần và đủ, như việc cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất: trụ sở, nhân lực, vật lực, dây truyền sản xuất, nhà xưởng, vốn.
- Góc độ pháp lý
Dưới góc độ pháp lý, thành lập doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Có thể nói, việc thành lập doanh nghiệp đem lại ý nghĩa rất quan trọng đối với chủ thể thành lập doanh nghiệp và sự phát triển của xã hội.
- Ý nghĩa đối với cá nhân, tổ chức:
+ Được Nhà nước công nhận về mặt pháp luật;
+ Được PL bảo vệ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh;
+ Được quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh như đã đăng ký;
+ Tạo niềm tin với người tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp;
+ Dễ dàng thực hiện các thủ tục pháp lý để bảo vệ thương hiệu do mình xây dựng.
- Ý nghĩa đối với nền kinh tế:
+ Tạo việc làm cho người lao động;
+ Giúp nền kinh tế ngày càng phát triển.
- Ý nghĩa đối với xã hội:
+ Phục vụ nhu cầu của con người, nhu cầu về đời sống của người dân được đáp ứng kịp thời;
+ Nhà nước dễ dàng quản lý, ổn định xã hội.
2. Các loại hình doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, có tất cả 5 loại hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi thành lập phải lựa chọn một trong số các loại hình doanh nghiệp này.
- Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
- Công ty TNHH hai thành viên là doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp.
- Công ty Cổ phần là doanh nghiệp có từ 3 thành viên trở lên, có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
- Công ty Hợp Danh là doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng kinh doanh dưới một tên chung.
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
3. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Hồ sơ phải có các nội dung cơ bản sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ của công ty
- Danh sách thành viên kèm theo các giấy tờ liên quan như: CMND, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân.
- Các giấy tờ khác như: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định thành lập công ty…
Bước 2: Tiến hành đăng ký tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh kiển tra tính hợp lệ của hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do
Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
4. Mức phí thành lập doanh nghiệp
Mức lệ phí thành lập doanh nghiệp là 50.000 đồng được quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc giải đáp câu hỏi thành lập doanh nghiệp là gì và các vấn đề liên quan. Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề thành lập doanh nghiệp, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC chúng tôi qua thông tin dưới đây để nhận được giải đáp.
Hotline: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Văn phòng: 028.777.00.888
Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận