Thủ tục thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã năm 2024

Thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã chính là chuyển đổi loại hình kinh doanh từ hợp tác xã sang doanh nghiệp nếu có nhu cầu mà không phải là lập một doanh nghiệp khác do hợp tác xã quản lý. Thủ tục thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã tuân thủ các quy định tại Luật HTX 2012

Doanh nghiệp và hợp tác xã là hai hình thức kinh doanh khác nhau mà chủ kinh doanh chỉ được chọn một trong hai để tiến hành và kinh doanh trên thực tế. Vậy nhưng, hiện nay tồn tại khái niệm doanh nghiệp của hợp tác xã? Thực chất là như thế nào? Là hợp tác xã có doanh nghiệp trực thuộc hay là chuyển đổi loại hình kinh doanh? Trong bào viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho quý khách về vấn đề thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã và thủ tục pháp lý liên quan!

Thanh-lap-doanh-nghiep-cua-hop-tac-xa

Thủ tục thành lập doanh nghiệp hợp tác xã 

1. Thế nào là doanh nghiệp hợp tác xã

Hiện nay, pháp luật hiện hành quy định hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Như vậy, vốn dĩ về bản chất, doanh nghiệp là loại hình kinh doanh cao hơn của hợp tác xã bởi Luật Hợp tác xã năm 2012 chỉ rõ nếu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Do vậy, thủ tục thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã đơn thuần được hiểu là chuyển đổi loại hình từ hợp tác xã thành doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện

2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã

2.1 Những điều kiện khi thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã

Để được chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp thì hợp tác xã phải đáp ứng:

- Có nhu cầu chuyển đổi sang loại hình tổ chức khác

- Không rơi vào tình trạng “mất khả năng thanh toán”: không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

2.2 Các bước tiến hành chuyển đổi

Bước 1: Tiến hành đại hội thành viên hợp tác xã

- Chuẩn bị đại hội thành viên theo Điều 31, 32 và 33 Luật Hợp tác xã và Khoản 2 Điều 32 Nghị định 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

- Đại hội thành viên biểu quyết và ra Nghị quyết về việc giải thể tự nguyện để thực hiện chuyển đổi hợp tác xã.

Bước 2: Thực hiện thủ tục đăng ký giải thể tự nguyện hợp tác xã, hợp tác xã phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã (Nếu có)

Bước 3: Giải thể tự nguyện theo thủ tục

Hội đồng giải thể thực hiện các công việc theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 54 Luật Hợp tác xã 2012, tham khảo trình tự gồm các bước đơn cử như:

- Tiến hành đại hội thành viên và ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện

- Đại hội thành viên thành lập và quy định trách nhiệm, quyền hạn, thời hạn hoạt động của hội đồng giải thể với các thành phần, số lượng thành viên (gồm đại diện hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, ban điều hành, đại diện của thành viên, hợp tác xã thành viên)

- Hồ sơ giải thể tự nguyện gồm:

  • Nghị quyết của đại hội thành viên về việc giải thể hợp tác xã
  • Biên bản hoàn thành việc giải thể hợp tác xã
  • Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ thuế của hợp tác xã
  • Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu của hợp tác xã
  • Giấy xác nhận của cơ quan đăng ký hợp tác xã về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã
  • Giấy biên nhận của cơ quan thông tin đại chúng về việc nhận đăng thông báo về việc giải thể hợp tác xã hoặc bản in 03 số báo liên tiếp đã đăng thông báo về việc giải thể hợp tác xã.

- Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan đăng ký hợp tác xã ra xác nhận về việc giải thể của hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục II-8 và ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục II-10. Khi nhận giấy xác nhận về việc giải thể hợp tác xã và quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, hợp tác xã phải nộp lại bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Nếu không thực hiện đăng ký giải thể cho hợp tác xã thì cơ quan đăng ký hợp tác xã thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.

- Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc được quy định trên trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện và lập biên bản hoàn thành việc giải thể.

Bước 3: Thành lập doanh nghiệp mới theo quy định

Việc thành lập tổ chức mới được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với tổ chức mới tương ứng.

3. Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã

Để tiến hành thủ tục thành công, cần lưu ý như sau:

- Lập báo cáo kiểm kê, đánh giá toàn bộ tình hình hoạt động và tài chính của hợp tác xã

- Xác định giá trị tài sản, vốn, quỹ của hợp tác xã

- Xác định và phân loại các khoản nợ phải thu, nợ phải trả; danh sách chủ nợ và người vay nợ; nguồn gốc nợ và giá trị nợ

- Lập danh sách thành viên, người lao động, các nghĩa vụ của hợp tác xã

- Lập danh sách các hợp đồng kinh tế, các nghĩa vụ của hợp tác xã

- Xây dựng phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ, thanh lý các hợp đồng kinh tế của hợp tác xã và thông báo công khai cho thành viên, người lao động, cá nhân và các tổ chức có liên quan về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng, xử lý tài sản

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật ACC liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã. Khi có nhu cầu, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1177 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo