Ngành tư vấn du học đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nhu cầu du học của học sinh, sinh viên Việt Nam ngày càng cao, cùng với đó là thị trường du học rộng mở với nhiều chương trình học và học bổng hấp dẫn. Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu bài viết Điều kiện và thủ tục thành lập công ty tư vấn du học.
Điều kiện và thủ tục thành lập công ty tư vấn du học
1. Điều kiện thành lập công ty tư vấn du học
Muốn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ tư vấn du học cần đáp ứng các điều kiện sau:
1.1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học có trình độ đại học trở lên; có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.2. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học
- Được thành lập theo quy định pháp luật;
- Có trụ sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn du học;
- Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm giải quyết các trường hợp rủi ro;
- Người đứng đầu tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nhân viên trực tiếp tư vấn du học phải có trình độ đại học trở lên, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học do Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Thủ tục thành lập công ty tư vấn du học
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty tư vấn du học;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức.
Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hình thức nộp hồ sơ: Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ giấy tại bộ phận Một cửa - Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (lưu ý, tại Hà Nội, TPHCM, Bình Dương chỉ nhận hồ sơ nộp online).
Thời hạn giải quyết: 3 - 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Bước 4: Thủ tục hoàn tất nghĩa vụ về thuế
- Treo biển tại trụ sở công ty;
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế;
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo số tài khoản với Cơ quan nhà nước;
- Đăng ký chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử;
- Kê khai và nộp thuế môn bài;
- In, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng.
Bước 5: Thực hiện xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học cho tổ chức đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; với những nội dung chủ yếu gồm: Mục tiêu, nội dung hoạt động; khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài; kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện; phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.
Cơ quan giải quyết: Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
3. Những việc cần lưu ý sau khi thành lập công ty tư vấn du học
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, song song với việc xin giấy phép kinh doanh tư vấn du học, doanh nghiệp cần làm ngay những việc sau:
- Làm biển hiệu công ty và treo tại trụ sở chính, trung tâm tư vấn du học.
- Mua chữ ký số và đăng ký tài khoản thuế điện tử.
- Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu và tờ khai lệ phí môn bài cho Cơ quan thuế quản lý.
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản ngân hàng với Cơ quan thuế.
- Góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký vào tài khoản ngân hàng trong vòng 90 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Thông báo phát hành hóa đơn điện tử nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hóa đơn.
- Đăng ký bảo hiểm cho nhân viên công ty.
4. Những câu hỏi thường gặp:
4.1 Người nước ngoài được phép thành lập công ty tư vấn du học tại Việt Nam?
Có. Theo quy định tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP về Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bao gồm: “Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp”.
Đồng thời, ngành, nghề “tư vấn du học” không thuộc ngành, nghề bị cấm hay hạn chế đầu tư kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Hơn nữa, cam kết song phương giữa Việt Nam và nước ngoài không có sự hạn chế, hoặc phân biệt nào đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề “tư vấn du học”.
Như vậy, mặc dù không có trong cam kết WTO nhưng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học và phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thành lập công ty tư vấn du học cần làm việc với những cơ quan nào?
Doanh nghiệp cần làm việc với 2 cơ quan sau:
- Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học tại Sở Giáo dục và Đào tạo nơi thực hiện hoạt động tư vấn du học.
4.2 Thành lập công ty tư vấn du học có cần vốn pháp định 500 triệu?
Không. Hiện tại, khi thành lập công ty tư vấn du học doanh nghiệp không bắt buộc phải có vốn điều lệ tối thiểu (vốn pháp định) 500 triệu. Tuy nhiên, vì đây là ngành nghề yêu cầu độ tín nhiệm của khách hàng cao nên doanh nghiệp nên để mức vốn phù hợp, không nên để quá thấp.
4.3 Giám đốc trung tâm tư vấn du học có cần bằng cấp không?
Không, nếu giám đốc trung tâm tư vấn du học không tham gia trực tiếp vào công việc tư vấn du học, thì không bắt buộc phải có bằng cấp chuyên ngành.
Chúng tôi tin rằng thông qua bài viết này, quý khách hàng đã được trang bị những thông tin quan trọng về Điều kiện và Thủ tục thành lập công ty tư vấn du học. Nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào khác đang chờ đợi sự giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi tại Công ty Luật ACC. Chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp giải pháp pháp lý chính xác nhất để đảm bảo sự thành công trong việc thành lập và quản lý công ty tư vấn du học của bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận