Thành lập công ty tại Singapore mất bao lâu?

Nền kinh tế ngày càng phát triển việc thành lập công ty về mọi lĩnh vực ngày càng phổ biến. Nhiều cá nhân, tổ chức của Việt Nam không chỉ có nhu cầu thành lập công ty trong nước mà còn có nhu cầu thành lập công ty ở nước ngoài để mở rộng thị trường, đầu tư ra nước ngoài. Nhà nước ta cũng luôn tạo điều kiện, khuyến khích các cá nhân, tổ chức thành lập công ty kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa hiểu rõ về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về thành lập công ty tại Singapore thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.

Thành Lập Công Ty Tại Singapore

1. Các điều kiện đầu tư ra nước ngoài như sau:

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi tiếp nhận đầu tư và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Nhà đầu tư không được đầu tư kinh doanh các nghề mà pháp luật Việt Nam cấm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Có chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đối với trường hợp Nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài lớn hơn 20 tỷ đồng trở lên.
Có quyết định đầu tư ra nước ngoài của Nhà đầu tư.
Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận Nhà đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.

2. Điều kiện cơ bản để thành lập doanh nghiệp ở Singapore

  • Để có thể dễ dàng và thuận tiện thành lập doanh nghiệp vào thị trường Singapore, các công ty cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau đây:
  • Tối thiểu 01 người điều hành (Giám đốc) là người bản địa. Có thể là Công dân Singapore, thường trú nhân (PR-Singapore Permanent Resident) hoặc người được cấp thẻ Entrepass, Employment Pass.
  • 01 thư ký công ty bắt buộc là cư dân thường trú tại Singapore
  • Tối thiểu 01 cổ đông (có thể mang quốc tịch Singapore hoặc nước ngoài) ;
  • Vốn điều lệ tối thiểu là $1.

3. Thủ tục thành lập công ty tại Singapore

Về cơ bản, toàn bộ quá trình thực hiện thủ tục sẽ được chia thành 03 giai đoạn lớn như sau:
Giai đoạn 1. Đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam
Thứ nhất, Thực hiện thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Đối chiếu với quy định tại Điều 15 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài, trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được thực hiện theo quy định sau:

Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị đầy đủ các tài liệu theo quy định của pháp luật và nộp hồ sơ tại Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Hồ sơ bao gồm:
• Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài
• Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư; Quyết định đầu tư ra nước ngoài;
• Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
• Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật nếu thuộc các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ
Bước 2: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đồng thời lấy ý kiến chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước nếu vốn đầu tư dự kiến chuyển ra nước ngoài lớn hơn 20 tỷ đồng trở lên. Trường hợp, nếu hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cần sửa đổi bổ sung, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi thông báo đến nhà đầu tư. Nhà đầu tư tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 3: Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Nhà đầu tư nếu hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã hợp lệ và không cần sửa đổi, bổ sung.

4. Quy trình các bước cơ bản để thành lập công ty tại Singapore

Bước 1: Quyết định loại hình công ty sẽ thành lập tại Singapore

Pháp luật Singapore quy định, người nước ngoài được phép đăng ký thành lập công ty tại Singapore theo 3 hình thức sau:
Văn phòng đại diện (Representative Office) tại Singapore, Văn phòng chi nhánh (Branch office) ở Singapore,Công ty trách nhiệm hữu hạn (Private Limited Company). Đây là loại hình doanh nghiệp có có tư cách pháp nhân riêng biệt. Theo sau tên của công ty thường có cụm từ “Pte Ltd” hoặc “Ltd”. Các loại hình trên được sắp xếp theo quyền lợi và nghĩa vụ tăng dần (bao gồm nghĩa vụ nộp thuế, chịu kiểm toán hàng năm và bắt buộc phải là người Singapore đứng tên về mặt pháp lý...). Chi phí
dịch vụ đối với cả 3 hình thức trên là như nhau. Tuy nhiên với hình thức thành lập công ty đầu tiên và hình thức thứ 2 thì bạn sẽ bị hạn chế các hoạt động tại Singapore.
Bước 2: Đặt tên, kiểm tra và đăng ký tên cho công ty tại Singapore. Tên gọi đảm bảo phù hợp với loại hình kinh doanh của công ty
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và tài liệu cần thiết khi thành lập công ty
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập tại Singapore
Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận thành lập công ty tại Singapore
Bước 6: Hoàn tất các thủ tục sau khi thành lập công ty tại Singapore

Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận thành lập công ty tại Singapore, doanh nghiệp cần hoàn tất những điều khoản sau đây:
Công khai tài liệu chứng nhận thành lập công ty với tất cả các cổ đông của công ty.
Công khai sổ đăng ký nêu rõ cổ phần tương ứng của mỗi cổ đông trong công ty.
Bước 7: Đăng ký mở tài khoản ngân hàng của công ty tại Singapore

Khi mở tài khoản ngân hàng dành cho doanh nghiệp, các ngân hàng tại Singapore sẽ có các yêu cầu sau mà bạn cần lưu ý:
Chủ tài khoản và giám đốc doanh nghiệp được yêu cầu có mặt trực tiếp tại Singapore để nói chuyện trực tiếp với ngân hàng về việc mở tài khoản cho doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần cung cấp hồ sơ và kí các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu từ phía ngân hàng.

Hồ sơ và giấy tờ mà các ngân hàng thường yêu cầu bao gồm:

Đơn xin mở tài khoản ngân hàng do ngân hàng cung cấp và hướng dẫn cụ thể.

Giấy tờ hợp lệ của công ty thành lập tại Singapore như Giấy phép đăng kí kinh doanh và Điều lệ công ty.

Hộ chiếu của giám đốc/chủ tài khoản ngân hàng /cổ đông.

Proof of address của giám đốc/ chủ tài khoản ngân hàng/cổ đông.

Tiền gửi chi phiếu (Cheque deposit)
Bước 8: Nhận giấy phép kinh doanh (Business Profile)

5. Thành lập công ty mất bao lâu?

Trên thực tế thì thời gian thành lập công ty sẽ tùy thuộc vào khá nhiều yếu tố như quy trình thực hiện, khả năng soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ của từng doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tiến hành theo quy trình chuẩn, soạn thảo hồ sơ nhanh chóng, hợp lệ thì thời gian thành lập công ty rất nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ sai sót, thì thời gian mở công ty sẽ bị kéo dài do cần phải thay đổi bổ sung những thiếu sót.

Thông thường, thời gian thành lập công ty là từ 3 – 5 ngày để xin giấy phép thành lập công ty, giấy phép đăng ký doanh nghiệp Việt Nam từ Sở Kế Hoạch và đầu tư. Tức là thời gian để mở công ty có vốn trong nước sẽ khoảng từ 3 – 5 ngày.

Trường hợp thành lập công ty có yếu tố nước ngoài thì sẽ mất từ 15 – 30 ngày để xin giấy phép đăng ký đầu tư và từ 3 – 5 ngày để xin giấy phép đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian cần thiết khi mở công ty có yếu tố nước ngoài sẽ khoảng từ 18 – 30 ngày.

Ngoài ra, trên đây chỉ là khoản thời gian để xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp từ Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp cần biết rằng mình sẽ cần thêm thời gian để chuẩn bị thông tin công ty, soạn thảo hồ sơ, thủ tục, giấy tờ liên quan. Dó đó, thời gian thành lập công ty là bao lâu, sẽ tùy thuộc 1 phần vào từng sự chuẩn bị và thực hiện của doanh nghiệp.

Hơn nữa, để đảm bảo công ty thuận lợi đi vào hoạt động kinh doanh thì sau khi có giấy phép đăng ký doanh nghiệp, bạn cần dành thời gian để xin giấy phép con nếu cần và hoàn tất các thủ tục khác như công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, khắc con dấu, làm tài khoản ngân hàng…

6. Một số câu hỏi thường gặp về thành lập công ty tại Singapore

Mức vốn điều lệ bao nhiêu thì mở được công ty tại Singapore
Khi thành lập doanh nghiệp tại Singapore, không có quy định cụ thể tối thiểu mức vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu. Vì vậy, khi đăng ký thành lập, chỉ cần 1 đô Singapore là có thể đăng ký mở công ty tại đây.
Bao nhiêu cổ đông/thành viên thì có thể mở công ty tại Singapore?
Tối thiểu 1 cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức thì có thể đăng ký mở được công ty tại Singapore. Loại hình công ty hợp danh thì số lượng thành viên tối thiểu là 2.
Khi thành lập công ty tại Singapore có cần phải có giám đốc chỉ định không?
Có. Giám đốc chỉ định phải là công dân Singapore hoặc người thường trú tại Singapore (PR- Singapore Permanent Resident) hoặc người được cấp thẻ Entrepass, Employment Pass.

Trên đây là một số thông tin về thành lập công ty tại Singapore. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn. 

Địa chỉ:

Hồ Chí Minh: Tầng 8, 520 Cách Mạng Tháng 8, P. 11, Q. 3
Hà Nội: Tầng 8, 18 Khúc Thừa Dụ, P. Dịch Vọng, Q. Cầu giấy
Bình Dương: 97 Huỳnh Văn Cù, Phường Hiệp Thành, TP. ThủDầu Một
Đà Nẵng: Tầng 3, Số 5 Cao Thắng, P. Thanh Bình, Q. Hải Châu
Đồng Nai: 45 Đồng Khởi, Tổ 41, KP8, Phường Tân Phong, Tp Biên Hòa
Khánh Hoà: 138 Thống Nhất, P.Vạn Thắng, TP.Nha Trang
Quận 1: 221 Trần Quang Khải, P. Tân Định
Quận 4: 192 Nguyễn Tất Thành, P. 13
Quận 6: 33G Tân Hoà Đông, P. 13
Quận 11: 8 Hòa Bình, P. 5
Quận 12: B99 Quang Trung, P. Đông HưngThuận
Quận Bình Thạnh: 395 Nơ Trang Long, P.13
Quận Gò Vấp: 1414 Lê Đức Thọ, P. 13
Quận Tân Bình: 264 Âu Cơ, P. 9
Quận Tân Phú: 385 Lê Trọng Tấn, P.Sơn Kỳ

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo