Philippin là quốc gia có nền kinh tế phát triển ổn đinh và số lượng nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tăng cao. Đối với nhà đầu tư Việt Nam, khi có nhu cầu thành lập công ty tại Philippin phải tuân thủ quy định của Luật Đầu tư về xin chứng nhận cho phép đầu tư ra nước ngoài trước
Philippin là một đảo quốc có chủ quyền tại khu vực Đông Nam Á. Nền kinh tế quốc gia của Philippines lớn thứ 36 thế giới, đứng thứ 13 châu Á và đứng thứ năm của khu vực Đông Nam Á. Nền kinh tế ở đây cũng được xem là khá phát triển. Hằng năm, chính phủ Philippin vẫn mở cửa để thu hút đầu tư nước ngoài, không kể là quốc gia nào, chỉ cần đáp ứng điều kiện thì được phép thực hiện đầu tư. Tại Việt Nam, cũng có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu này và để thực hiện hóa, nhà đầu tư Việt Nam phải xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài về thành lập công ty tại Philippin rồi mới được thành lập công ty ở quốc gia này
Kinh tế Philippin đứng thứ 5 Đông Nam Á và có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư
1. Thủ tục thành lập công ty tại Philippin
- Bước 1: Nhà đầu tư Việt Nam nộp hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời đăng ký thông tin đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.
- Bước 2: Bộ kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần phải làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư để hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn nếu có
- Bước 4: Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
- Bước 5: Bộ Kế hoạch và đầu tư sao gửi Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cục thuế tỉnh, thành phố/Chi Cục thuế nơi đăng ký thuế
2. Hồ sơ thành lập công ty tại Philippin
Hồ sơ dưới đây chỉ áp dụng với trường hợp đầu tư ra nước ngoài không cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư, cụ thể gồm:
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép;
- Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước hoặc quyết định đầu tư ra nước ngoài
- Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này, nhà đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
- Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư
- Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài với trường hợp cần chế độ báo cáo hoạt động đầu tư
- Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài đối với xúc tiến đầu tư
3. Những vấn đề cần chú ý khi thành lập công ty tại Philippin
- Sau khi hoàn thành bước trên thì nhà đầu tư Việt Nam được phép sang Philippin thành lập doanh nghiệp nhưng phải tuân thủ quy định của quốc gia này
- Hồ sơ trên được lập thành 03 bộ và có thể được nộp trực tiếp, trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính
4. Câu hỏi thường gặp
Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là bao lâu?
Căn cứ vào Luật Doanh Nghiệp 2020, thời gian cấp GPKD là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Sở KH-ĐT nhận được bộ hồ sơ thành lập hợp lệ của doanh nghiệp.
Giấy tờ cá nhân cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp là gì?
Bạn cần chuẩn bị 1 trong các loại giấy tờ cá nhân sau: Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu: bản sao y, công chứng không quá 3 tháng. Mỗi thành viên: 1 bản.
Những vấn đề cần chú ý khi thành lập công ty tại Philippin?
- Sau khi hoàn thành bước trên thì nhà đầu tư Việt Nam được phép sang Philippin thành lập doanh nghiệp nhưng phải tuân thủ quy định của quốc gia này
- Hồ sơ trên được lập thành 03 bộ và có thể được nộp trực tiếp, trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật ACC chúng tôi về Thủ tục quy trình thành lập công ty ở Philippin năm 2021. Với đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm, đã từng soạn thảo và nộp các bộ hồ sơ đầu tư thành lập công ty ra nước ngoài, được quý khách hàng ủy quyền cho nên các bạn có thể tự tin lựa chọn dịch vụ của chúng tôi. Hơn 20 năm kinh nghiệm hành nghề tư vấn pháp lý, Luật ACC sẽ làm hài lòng các bạn, chỉ cần gửi thông tin đến chúng tôi qua:
- Hotline tư vấn pháp luật: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận