Quy trình thành lập công ty tại Indonesia năm 2024

Indonesia là quốc gia châu Á có nhiều cơ hội để thu hút và mở rộng thị trường nhờ sự gia nhập của nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, số lượng nhà đầu tư tăng lên dẫn tới việc thành lập công ty tại Indonesia trở nên phổ biến. Đối với trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam cũng cần phải tuân thủ các quy định pháp luật của hai nước
Indonesia là một quốc gia tham gia nhiều tổ chức quốc tế, thành viên của nhiều tổ chức toàn cầu lớn trong đó nổi bật nhất là G-20. Năm 2020, nền kinh tế Indonesia có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 15 toàn cầu hoặc hạng 4 châu Á và thứ 7 toàn cầu theo GDP sức mua tương đương. Với dân số đông, sức mua lớn, thị trường không quá kén chọn và những yếu tố khác làm nhiều nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư Việt Nam muốn thành lập công ty tại đây. Trên cơ sở Luật Đầu tư năm 2020 và Nghị định hướng dẫn khác, một số thủ tục mà nhà đầu tư Việt Nam cần thực hiện gồm các vấn đề chính dưới đây

indo

Indonesia là quốc gia phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á

Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ xin Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài để thành lập công ty tại Indonesia

Ở bước này, được tiến hành khi đã xác định được một trong 02 trường hợp mình gặp phải bao gồm:

  • Trường hợp dự án đầu tư sang Indonesia phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư: Hồ sơ được xác định dựa trên chủ thể sẽ chấp thuận.
  • Đối với chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội: Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên; Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
  • Đối với chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính phủ: Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên; Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
  • Đối với những dự án còn lại không thuộc 04 trường hợp trên thì không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài mà chỉ cần đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xin chấp thuận

- Đối với chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội:

  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước
  • Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ
  • Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.

- Đối với chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính phủ:

  • Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ
  • Đối với dự án không cần xin chấp thuận đầu tư:
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận kết quả ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam

  • Kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài với các nội dung chủ yếu sau: Mã số dự án đầu tư; Nhà đầu tư; Tên dự án đầu tư, tên tổ chức kinh tế ở nước ngoài (nếu có); Mục tiêu, địa điểm đầu tư; Hình thức đầu tư, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư, tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).

Bước 4: Thành lập công ty tại Indonesia theo pháp luật quốc gia này

  • Ở bước này phải tuân thủ về pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư cũng như văn bản khác liên quan cho nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tại indonesia

Trên đây là toàn bộ những tư vấn của Luật ACC về vấn đề Quy trình thành lập công ty tại Indonesia năm 2021. Có thể nói, với những thông tin trên chỉ một phần cung cấp về thủ tục đầu tư ra nước ngoài và trên thực tế, còn có nhiều yếu tố phát sinh. Do đó, để được tư vấn và tìm hiểu kỹ hơn, hãy liên hệ với Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn để được đội ngũ chuyên viên, Luật sư của chúng tôi giải đáp qua:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo