Ấn Độ là quốc gia công nghệ phát triển và có quan hệ tốt với Việt Nam. Những năm gần đây, hoạt động đầu tư của đây tăng lên mạnh mẽ trong đó có nhà đầu tư Việt Nam muốn thành lập công ty tại Ấn Độ và dưới đây là hướng dẫn của chúng tôi
Ấn Độ là một quốc gia cộng hòa có chủ quyền tại khu vực Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ 7 về diện tích và đông dân thứ 2 trên thế giới với nền kinh tế có quy mô lớn thứ 6 trên thế giới xét theo GDP danh nghĩa và lớn thứ 3 toàn cầu tính theo sức mua tương đương. Hiện nay, Ấn Độ trở thành một trong những nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, được công nhận là một nước công nghiệp mới. Có thể nói, với quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam - Ấn Độ, có nhiều chính sách được đưa ra để tạo điều kiện phát triển kinh tế giữa hai quốc gia, trong đó có chính sách đầu tư cho nhà đầu tư Việt Nam muốn thành lập công ty tại Ấn Độ
Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ là nền tảng cho đầu tư giữa hai quốc gia tăng cao
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư Việt Nam
- Theo đó, trong bước này, phải xác định được dự án đầu tư của mình thuộc đâu trong các trường hợp dưới đây để chuẩn bị hồ sơ hợp lý:
- Đối với chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội: Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên; Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
- Đối với chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính phủ: Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên; Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
- Đối với những dự án còn lại không thuộc 04 trường hợp trên thì không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài mà chỉ cần đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xin chấp thuận
- Đối với chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước
- Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ
- Chính phủ gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
- Đối với chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính phủ:
- Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ
- Đối với dự án không cần xin chấp thuận đầu tư:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài nếu hồ sơ đáp ứng theo yêu cầu; trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhận kết quả ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam
- Kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài với các nội dung chủ yếu sau: Mã số dự án đầu tư; Nhà đầu tư; Tên dự án đầu tư, tên tổ chức kinh tế ở nước ngoài (nếu có); Mục tiêu, địa điểm đầu tư; Hình thức đầu tư, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư, tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).
Bước 4: Thành lập công ty tại Ấn Độ theo pháp luật quốc gia này
- Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam có thể thành lập công ty tại Ấn Độ
Câu hỏi thường gặp
Công ty nào cung cấp dịch vụ thành lập công ty tại Ấn Độ uy tín chất lượng?
ACC chuyên cung cấp các dịch vụ thành lập công ty tại Ấn Độ nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý.
Điều kiện để đặt trụ sở công ty là gì?
khi thành lập doanh nghiệp thì trụ sở công ty là một yếu tố quan trọng, là thông tin mà bất cứ công ty nào cũng cần phải có để được nhà nước chấp thuận cấp giấy đăng ký kinh doanh. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trụ sở chính của Công ty không được đặt tại khu tập thể, nhà chung cư có mục đích để ở. Những mặt bằng thuê theo dạng sàn thương mại hoặc nhà riêng biệt có đầy đủ hợp đồng thuê hợp pháp thì hoàn toàn có thể đăng ký thành lập công ty.
Đặt tên công ty cần lưu ý gì?
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì tên công ty sẽ không được phép trùng với tên doanh nghiệp đã tồn tại trước đó. Số lượng công ty thành lập ngày càng nhiều nên việc trùng lặp ngày càng khó tránh khỏi. Giải pháp là chủ doanh nghiệp có thể thêm những hậu tố, tiền tố cho tên khi đăng ký kinh doanh hoặc nhờ đơn vị tư vấn tra cứu tên doanh nghiệp trước khi hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra, tên công ty phải bao gồm phần loại hình công ty và tên riêng. Ví dụ như công ty cổ phần AAA. Tên công ty cũng không được đặt trùng, gây nhầm lẫn, vi phạm thuần phong mỹ tục và bản quyền sở hữu trí tuệ của các đơn vị khác.
Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp gì?
Loại hình khi thành lập công ty rất quan trọng, về cơ bản tại Việt Nam thì việc lựa chọn loại hình công ty dựa trên số lượng thành viên cùng mở công ty là chính: Ví dụ chỉ có một mình mở công ty thì có thể thành lập công ty TNHH 1 TV hoặc doanh nghiệp tư nhân; Ví dụ khi chỉ có 2 người để thành lập công ty thì có thể lựa chọn Công ty hợp danh hoặc Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Công ty cổ phần có một đặc điểm là phải có số lượng cổ đông từ 3 người trở lên. Công ty cổ phần có số lượng cổ đông góp vốn trên 100 người thì được gọi là công ty đại chúng.
Trên đây là toàn bộ những tư vấn của Luật ACC về vấn đề Quy trình thành lập công ty tại Ấn Độ năm 2021. Có thể nói, với những thông tin trên chỉ một phần cung cấp về thủ tục đầu tư ra nước ngoài và trên thực tế, còn có nhiều yếu tố phát sinh. Do đó, để được tư vấn và tìm hiểu kỹ hơn, hãy liên hệ với Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn để được đội ngũ chuyên viên, Luật sư của chúng tôi giải đáp qua:
- Hotline tư vấn pháp luật: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận