Thành Lập Công Ty Sản Xuất Sữa Đặc (Điều Kiện, Thủ Tục 2024)

Sữa đặc là nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, tuy nhiên nghành nghề sản xuất sữa đặc là ngành nghề kinh doanh có điều kiện về đảm bảo an toàn sản xuất, bảo quản và vận chuyển. Vì vậy, bài viết này cung cấp các quy định pháp luật trong điều kiện và thủ tục thành lập công ty sản xuất sữa đặc 2023.

ACC là đơn vị chuyên cung cấp đầy đủ các quy định pháp luật trong thủ tục thành lập công ty sản xuất sữa đặc mới nhất 2023. Mời bạn theo dõi chi tiết bài viết này.

Thành Lập Công Ty Sản Xuất Sữa Đặc (Điều Kiện, Thủ Tục 2020)
Thành Lập Công Ty Sản Xuất Sữa Đặc (Điều Kiện, Thủ Tục 2023)

Thành lập công ty sản xuất sữa đặc (Điều kiện, thủ tục 2023)

1. Khái niệm về thành lập công ty sản xuất sữa đặc

  • Thành lập công ty: Theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP: Đăng ký thành lập công ty là việc người người thành lập công ty đăng ký thông tin về công ty dự kiến thành lập với cơ quan đăng ký kinh doanh và được và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Sữa đặc: Sữa đặc hay sữa cô đặc là sữa bò đã hút hết nước.
  • Sữa đặc có đường: Sữa đặc có đường là sản phẩm thu được từ sữa bằng cách loại bớt một phần nước ra khỏi sữa tươi nguyên liệu hoặc bổ sung nước vào sữa bột, có bổ sung đường, hoặc bằng bất kỳ quy trình nào khác để thu được sản phẩm có thành phần và các đặc tính tương tự.

2. Điều kiện để thành lập công ty sản xuất sữa đặc

  • Sữa đặc là một thực phẩm phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày của con người. Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện đảm bảo an toàn trong sản xuất thực phẩm, trong đó có sản xuất sữa đặc phải đáp ứng các điều kiện sau:

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất

  • Cơ sở sản xuất, thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện:
  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất.
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm sau đây:
  • Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản.
  • Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.
  • Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm

  • Tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
  • Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch.
  • Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
  • Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

3. Thủ tục thành lập công ty sản xuất sữa đặc

Quy trình thành lập công ty sản xuất sữa đặc bao gồm các bước sau:

  • Lựa chọn loại hình công ty
  • Lựa chọn tên công ty
  • Lựa chọn trụ sở đặt công ty
  • Lựa chọn nghành nghề kinh doanh

Mã ngành: 105 – 1050 – 10500: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa

Ngành nghề chi tiết:

  • Chế biến sữa tươi dạng lỏng, sữa đã tiệt trùng, sữa diệt khuẩn, đồng hoá và hoặc đã xử lý đun nóng.
  • Chế biến các đồ uống giải khát từ sữa.
  • Sản xuất kem từ sữa tươi, sữa đã tiệt trùng, diệt khuẩn, đồng hoá.
  • Sản xuất sữa làm khô hoặc sữa đặc có đường hoặc không đường.
  • Sản xuất sữa hoặc kem dạng rắn.
  • Sản xuất bơ.
  • Sản xuất sữa chua.
  • Sản xuất pho mát hoặc sữa đông.
  • Sản xuất sữa chua lỏng.
  • Sản xuất casein hoặc lac to.
  • Sản xuất kem và các sản phẩm đá ăn được khác như kem trái cây.
  • Vốn điều lệ công ty
  • Người đại diện theo pháp luật của công ty

Thành phần hồ sơ thành lập công ty sản xuất sữa:

  • Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức.

Nộp hồ sơ thành lập công ty sản xuất sữa đặc:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận “một cửa” phòng ĐKKD của Sở KH&ĐT Tỉnh/Thành Phố
  • Hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/

Thời hạn giải quyết:

  • 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

  • Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

  • Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp:

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.

  • Thủ tục hoàn tất nghĩa vụ về thuế:
    • Treo biển tại trụ sở công ty.
    • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế.
    • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo số tài khoản với Cơ quan nhà nước.
    • Đăng ký chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử.
    • Kê khai và nộp thuế môn bài
    • In, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng.
  • Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo