Thủ tục Đăng ký kinh doanh sản xuất rượu (Cập nhật 2024)

Việc đăng ký kinh doanh cho công ty sản xuất rượu có quan trọng hay không? Khi làm thủ tục thì khách hàng cần quan tâm lưu ý những gì?

Kinh doanh sản xuất rượu hiện nay thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Do đó tổ chức, cá nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh thì phải tuân thủ theo một số quy định bắt buộc.
Trong đó việc quan trọng nhất là phải xin giấy phép sản xuất rượu theo đúng loại hình sản xuất và các quy định pháp luật hiện hành. Bài viết sau đây, ACC sẽ hướng dẫn sơ bộ các vấn đề pháp lý, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh sản xuất rượu theo quy trình mới nhất cho quý khách hàng.
Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh Sản Xuất Rượu (cập Nhật 2023)
Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh Sản Xuất Rượu

1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh rượu

Trước khi đi tìm hiểu về thủ tục Đăng ký kinh doanh sản xuất rượu thì chúng ta cần nắm bắt được các điều kiện cụ thể về vấn đề này. Căn cứ theo Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu Đăng ký kinh doanh sản xuất rượu được quy định như sau:

1.1 Đối với điều kiện về sản xuất rượu công nghiệp

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
  • Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
  • Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
  • Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.

>>>>>>>>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY VÀ DOANH NGHIỆP hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp (Quy định mới 2023)

1.2 Điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

  • Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.

1.3 Điều kiện sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại

  • Có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
  • Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.

2. Một số vấn đề khách hàng cần lưu ý khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh sản xuất rượu

Trước khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh sản xuất rượu, quý khách hàng cần chú ý một số vấn đề sau đây:

2.1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để thành lập công ty sản xuất rượu

Hiện nay, theo luật doanh nghiệp 2020 có các loại hình doanh nghiệp là: Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Thường các doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên lựa chọn loại hình công ty TNHH một thành viên

ACC khuyên khách hàng nên xem xét kỹ các quy định về điều kiện cũng như đặc điểm của từng loại hình, sao cho lựa chọn cho phù hợp với mong muốn và nhu cầu kinh doanh của mình, bởi việc lựa chọn sai loại hình doanh nghiệp có thể dẫn đến sự phát triển sản xuất kinh doanh sau này. Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới ACC để được chúng tôi tư vấn và hướng dẫn chi tiết cụ thể về vấn đề này.

2.2. Lựa chọn tên doanh nghiệp để thành lập công ty sản xuất rượu

- Theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, khi đặt tên cho công ty sản xuất rượu phải chú ý những vấn đề sau:

  • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp; Tên riêng.
  • Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

- Tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020 cũng quy định rõ các vấn đề cấm trong khi đặt tên cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Ví dụ: bạn có thể đặt tên doanh nghiệp sản xuất rượu như sau: Công ty cổ phần sản xuất rượu A

Trong trường hợp gặp khó khăn khi đặt tên, Công ty Luật ACC với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thủ tục đăng ký kinh doanh sản xuất rượu sẽ giúp Quý khách hàng kiểm tra tên công ty và đưa ra các phương án đặt tên công ty phù hợp với quy định pháp luật.

2.3.Xác định ngành nghề kinh doanh thành lập công ty sản xuất rượu

- Để thành lập công ty sản xuất rượu thì căn cứ vào Danh sách ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam được quy định tại Phụ lục I Kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Ban hành quy định cụ thể về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Cụ thể gồm những ngành nghề như sau:

STT

Ngành, nghề kinh doanh

Mã ngành

1

Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh

1101

2

Sản xuất rượu vang

1102

2.4. Lựa chọn trụ sở chính thành lập công ty sản xuất rượu

Điều 42 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”.

Do đó khi lựa chọn trụ sở chính phải là có địa chỉ tại lãnh thổ Việt Nam, cần ghi thông tin cụ thể chi tiết trong hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh sản xuất rượu.

Ngoài ra cũng cần lưu ý:

  • Theo luật nhà ở 2014 thì không được đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp…
  • Doanh nghiệp cần đăng ký đúng trụ sở công ty tại nơi mình có hoạt động thực tế, tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống trụ sở kiểm tra lại không có hoạt động thì sẽ bị đóng mã số doanh nghiệp. 

3. Thủ tục đăng ký kinh doanh sản xuất rượu

Thủ tục đăng ký kinh doanh sản xuất rượu theo quy định hiện hành bao gồm 2 bước chính là Thành lập công ty kinh doanh sản xuất rượu tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, Thành phố trung ương và  Xin giấy phép con công ty về việc tiến hành sản xuất rượu.

3.1 Thành lập công ty sản xuất rượu tại Sở kế hoạch và đầu tư.

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ

Bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp công ty sản xuất rượu theo quy định của Nghị định 01/2020/NĐ-CP do chính phủ ban hành.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bạn cần nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, TP trực thuộc trung ương.

- Trong thời gian 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả

Bạn sẽ được nhận kết quả về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch và đầu tư tại tỉnh, Tp trực thuộc trung ương.

Tuy nhiên, do từ đầu năm 2020 tình hình dịch bệnh Covid diễn ra phức tạp trên nhiều địa bàn nên nhiều Sở kế hoạch và đầu tư thành phố đã triển khai nộp hồ sơ và nhận kết quả 100% qua mạng.

Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 thì việc thông báo mẫu dấu đã được bãi bỏ, do vậy quý khách hàng không cần phải thực hiện thủ tục này.

3.2 Xin giấy phép con công ty sản xuất rượu

Kinh doanh sản xuất rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP. Tùy vào mục đích sản xuất rượu mà quý khách hàng phải tiến hành xin các loại giấy phép khác nhau.

- Theo đó thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

- Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu:

  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

- Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu:

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

4. Các vấn đề khó khăn khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh sản xuất rượu.

Khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh sản xuất rượu khách hàng thường gặp nhiều khó khăn trong đó bao gồm:

  • Không nắm được các điều kiện cụ thể để tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh sản xuất rượu.
  • Gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ, soạn thảo hồ sơ cho việc đăng ký kinh doanh sản xuất rượu.
  • Khó khăn trong việc đi lại, di chuyển làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Khó khăn trong việc hoàn tất cả thủ tục phát sinh sau đó như xin giấy phép con, thủ tục pháp lý liên quan đến thuế, mở tài khoản ngân hàng.

Nếu như quý khách hàng đang gặp một trong các vấn đề trên hãy liên hệ trực tiếp tới ACC để được chúng tôi hướng dẫn chi tiết hơn về thủ tục đăng ký kinh doanh sản xuất rượu, một cách nhanh chóng nhất.

Phân biệt các loại giấy phép sản phẩm rượu

5. Một số câu hỏi thường gặp

5.1 Sản xuất rượu thủ công là gì?

“Sản xuất rượu thủ công” là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống như nồi (kháp) đồng, ống dẫn hơi rượu, bồn lạnh… quy mô nhỏ do hộ gia đình hoặc tổ chức, cá nhân thực hiện.

5.2 Thời hạn của giấy phép kinh doanh rượu?

Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp là 15 năm; Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép bán lẻ rượu là 05 năm.

5.3 Thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu?

Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên và Giấy phép phân phối rượu; Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn.

5.4 Thời gian tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh sản xuất rượu?

Thời gian tiến hành thành lập công ty tại sở kế hoạch đầu tư là 03 ngày làm việc, và thủ tục xin giấy phép con tại cơ quan có thẩm quyền là 15 ngày làm việc (đối với Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp) hoặc trong vòng 10 ngày làm việc (đối với Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh) kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của công ty.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về thủ tục đăng ký kinh doanh sản xuất rượu theo quy định của pháp luật hiện hành. Đây là một thủ tục tương đối khó khăn và phức tạp, trong quá trình tìm hiểu chắc hẳn không tránh khỏi những khó khăn thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp tới công ty của chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo