Thủ Tục Thành Lập Công Ty Linh Kiện Điện Tử [Chi tiết 2023]

Sự phát triển của công nghệ thông tin đang kéo theo sự gia tăng về nhu cầu sử dụng và lắp đặt các linh kiện điện tử của người tiêu dùng. Theo đó, kinh doanh linh kiện điện tử cũng có những tiềm năng và khó khăn nhất định. Bài viết sau đây cung cấp cho cá nhân, tổ chức các bước về quy trình, thủ tục thành lập công ty linh kiện điện tử.

Thành lập công ty linh kiện điện tử
Thành lập công ty linh kiện điện tử

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ.

  • Luật Doanh nghiệp.
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
  • Nghị định 108/2018/NĐ-CP
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về việc Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

2. THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY LINH KIỆN ĐIỆN TỬ.

Pháp luật hiện hành cho phép cá nhân, tổ chức được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với định hướng, nhu cầu phát triển cho doanh nghiệp của mình, nhưng trong phạm vi những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Ngoài ra, đối với một số ngành nghề nhất định, cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp phải đáp ứng thêm một số điều kiện mà pháp luật quy định.

Lĩnh vực kinh doanh linh kiện điện tử là lĩnh vực không thuộc các ngành nghề bị cấm kinh doanh, cũng không thuộc một trong số các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty linh kiện điện tử cần căn cứ thực tế kinh doanh cũng như điều kiện của mình để đăng ký mã ngành phù hợp. Ngành nghề doanh nghiệp có thể đăng ký để thành lập công ty linh kiện điện tử là:

Sản xuất linh kiện điện tử (Mã ngành: 261 - 2610 – 26100).

Nhóm này gồm: Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện ứng dụng điện tử khác.

Cụ thể:

  • Sản xuất tụ điện, điện tử;
  • Sản xuất điện trở, điện tử;
  • Sản xuất bộ mạch vi xử lý;
  • Sản xuất bo mạch điện tử;
  • Sản xuất ống điện tử;
  • Sản xuất liên kết điện tử;
  • Sản xuất mạch điện tích hợp;
  • Sản xuất ống hai cực, bóng bán dẫn, bộ chia liên quan;
  • Sản xuất phần cảm điện (cuộn cảm kháng, cuộn dây, bộ chuyển), loại linh kiện điện tử;
  • Sản xuất tinh thể điện tử và lắp ráp tinh thể;
  • Sản xuất solenoit, bộ chuyển mạch và bộ chuyển đổi cho các bộ phận điện tử;
  • Sản xuất chất bán dẫn, sản xuất chất tinh chế và bán tinh chế;
  • Sản xuất thẻ giao diện (âm thanh, video, điều khiển, mạng lưới);
  • Sản xuất cấu kiện hiển thị (plasma, polime, LCD);
  • Sản xuất bóng đèn di-ot phát sáng (LED);
  • Sản xuất cáp máy in, cáp màn hình, cáp USB...

Loại trừ:

  • Sản xuất thẻ thông minh, được phân vào nhóm 18110 (In ấn);
  • Sản xuất môđem (thiết bị truyền tải) được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);
  • Sản xuất màn hình vi tính và vô tuyến được phân vào nhóm 26200 (Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính), 26400 (Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng);
  • Sản xuất ống tia X và phân chia bức xạ cùng loại được phân vào nhóm 26600 (Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp);
  • Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học được phân vào nhóm 26700 (Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học);
  • Sản xuất bộ chia tách cùng loại cho các ứng dụng điện tử được phân vào ngành 27 (Sản xuất thiết bị điện);
  • Sản xuất đui bóng được phân vào nhóm 27101 (Sản xuất môtơ, máy phát);
  • Sản xuất rơ le điện được phân vào nhóm 27101 (Sản xuất môtơ, máy phát);
  • Sản xuất thiết bị dây dẫn điện được phân vào nhóm 27330 (Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại);
  • Sản xuất thiết bị hoàn chỉnh được phân chia dựa trên cơ sở phân loại thiết bị điện tử.

Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông.

Cụ thể:

  • Bán buôn van và ống điện tử;
  • Bán buôn thiết bị bán dẫn;
  • Bán buôn mạch tích hợp và mạch vi xử lý;
  • Bán buôn mạch in;

Theo đó, tổ chức, cá nhân có nguyện vọng thành lập Công ty linh kiện điện tử cần tiến hành đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và lựa chọn một trong các ngành nghề đã được nêu trên để thực hiện việc đăng ký kinh doanh phù hợp với điều kiện, mục đích kinh doanh của mình.

3. Các bước chuẩn bị hồ sơ, thủ tục thành lập công ty linh kiện điện tử được thực hiện như sau:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Tổ chức, cá nhân lựa chọn một trong các loại hình công ty phù hợp với điều kiện kinh doanh, mục đích kinh doanh như sau:

Công ty TNHH một thành viên.

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
    • Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền đối với Công ty TNHH một thành viên được tổ chức quản lý quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp
    • Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
    • Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
    • Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành”
  • Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty Cổ phần.

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
    • Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
    • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thủ tục đăng ký.

  • Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
  • Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện:
    • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
    • Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật;
    • Có hồ sơ đăng ký hợp lệ.
    • Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan quản lý sẽ thông báo đến doanh nghiệp bằng văn bản.
  • Doanh nghiệp có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký và nộp phí để nhận qua đường bưu điện.

2. Thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và khắc con dấu cho công ty.

  • Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được công khai.
    • Ngành, nghề kinh doanh của công ty.
    • Danh sách thành viên công ty, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
  • Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến thành lập Công ty linh kiện điện tử

Khách hàng sử dụng dịch vụ thành lập công ty linh kiện điện tử của công ty Luật ACC cần cung cấp giấy tờ gì?

Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, khách hàng chỉ cần cung cấp:

  • Thông tin của công ty như: tên công ty, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật và những thông tin liên quan khác
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của người đại diện theo pháp luật và chủ sở hữu công ty.

Thành lập công ty sản xuất linh kiện điện tử cần phải đáp ứng điều kiện gì?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì ngành nghề sản xuất hàng điện tử là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện nên khi thành lập công ty sản xuất linh kiện điện tử chỉ cần thực hiện thủ tục thành lập công ty mà không cần phải đáp ứng điều kiện nào khác.

Chi phí dịch vụ tư vấn về Thành lập công ty sản xuất linh kiện điện tử của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Khách hàng làm thế nào để liên hệ với công ty Luật ACC để sử dụng dịch vụ tư vấn Thành lập công ty sản xuất linh kiện điện tử?

Hiện nay, khách hàng muốn nhận được sự hỗ trợ, tư vấn pháp lý từ công ty Luật ACC thì có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh liên lạc sau:

– Tư vấn pháp lý: 1900.3330

– Zalo: 084.696.7979

– Văn phòng: (028) 777.00.888

– Mail: [email protected]

✅ thủ tục: ⭕ Thành lập công ty sản xuất linh kiện điện tử
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1016 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo