Vậy công ty Forwarder là gì, thành lập công ty Forwarder cần chuẩn bị các điều kiện gì, hồ sơ và thủ tục ra sao? Nếu Quý bạn đọc có các thắc mắc trên vậy đừng bỏ qua bài viết này; bởi Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ đến Quý bạn đọc đầy đủ và chi tiết về các quy định về Forwarder, điều kiện thành lập công ty Forwarder. Giúp bạn có thêm thông tin pháp lý quan trọng trong quá trình thành lập công ty Forwarder.
1. Công ty Forwarder là gì?
Vậy Forwarder là gì? Nếu hiểu theo ngữ nghĩa, Forwarder chính là việc giao và nhận hàng hóa và thực hiện các nghiệp vụ logistics tiếp theo.
Hiện tại, công ty Forwarder thường sẽ ký hợp đồng giao nhận hàng hóa với các đối tác sau đó họ sẽ thực hiện các nghiệp vụ Logistics. Do đó, các công ty Forwarder cũng thường được coi là công ty kinh doanh dịch vụ Logistics.
Theo Luật Thương mại 2005, Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.
Có thể kể đến một số công ty Forwarder tại Hồ Chí Minh như Công ty FORWARDER ALLIANCE INTERNATIONAL LOGISTICS (AIL), Công ty Eagles Global Forwarding… Do vậy để tìm Forwarder chất lượng cũng là điều không khó. Điều này chứng minh tính cạnh tranh trong ngành này khá cao.
2. Phân biệt các thuật ngữ xuất nhập khẩu liên quan đến công ty Forwarder
Hiện nay, nhiều người vẫn nhầm lẫn những thuật trong xuất nhập khẩu liên quan đến Forwarder, mục này sẽ phân biệt rõ các thuật ngữ sau:
Forwarder và forwarding: Trong xuất nhập khẩu Forwarder là người giao nhận vận tải còn Forwarding là công việc giao nhận vận tải, là trung gian thu xếp hoạt động vận chuyển: gom hàng, bốc dỡ hàng, đóng gói, vận chuyển . Trong ngữ cảnh Forwarder cần hiểu rõ, đây chính là chủ thể thực hiện các công việc Forwarding
Consolidator và Forwarder: Thực chất hai thuật ngữ này hoàn toàn khác biệt. Forwarder là người giao nhận, trong khi Consolidator là người hợp nhất.
Shipper và forwarder: Forwarder có nghĩa rộng hơn so với Shipper. Trong khi shipper chỉ thực hiện việc giao hàng thì Forwarder là thực hiện việc giao nhận vận tải, là trung gian thu xếp hoạt động vận chuyển: gom hàng, bốc dỡ hàng, đóng gói, vận chuyển.
3. Điều kiện thành lập công ty Forwarder
Trước khi đăng ký thành thập công ty Forwarder, chủ thể thành lập công ty Forwarder phải đáp ứng các điều kiện thành lập công ty Forwarder
- Công ty Forwarder kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
Công ty Forwarder tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
- Điều kiện đối với Công ty Forwarder nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:
- a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):
- Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
- Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.
- b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc áp dụng thủ tục cấp phép tại các khu vực này), được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.
- d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
đ) Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.
- e) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.
- g) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.
- h) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.
- i) Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật
- Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.
- Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.
- Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.
- Lưu ý, công ty Forwarder cũng có miễn trách nhiệm và những giới hạn trách nhiệm nhất định khi thực hiện dịch vụ.
Về miễn trách nhiệm:
- a) Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
- b) Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
- c) Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;
- d) Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải;
đ) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;
- e) Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
Về giới hạn trách nhiệm, trường hợp các bên không có thoả thuận thì thực hiện như sau:
- a) Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường.
- b) Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá trị giá của hàng hóa đó.
4. Hồ sơ thành lập công ty Forwarder
Hồ sơ thành lập công ty Forwarder bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Trình tự thành lập công ty Forwarder
Thủ tục thành lập công ty Forwarder như sau:
- Chuẩn bị hồ sơ: chuẩn bị các hồ sơ như đã liệt kê ở mục 4
- Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty Forwarder đặt trụ sở
- Cách thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc trực tuyến qua Cổng thông tin đăng ký quốc gia về doanh nghiệp
- Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
- Chi phí thành lập công ty Forwarder: theo quy định về phí và lệ phí của Nhà nước
6. Những câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty Forwarder
Fwd là viết tắt của từ gì trong xuất nhập khẩu?
Fwd trong nhập khẩu thường được hiểu là Forwarder hoặc Forwarding, chỉ các công việc liên quan đến nghiệp vụ logistics.
Chi phí thành lập công ty Forwarder nhiều hay không?
Ngoài phí và lệ phí nhà nước, ACC Group cam đoan với một mức giá dịch vụ thành lập doanh nghiệp phù hợp hiệu quả và chất lượng cho khách hàng.
Công ty Forwarder khác gì so với công ty Logistics?
Thực chất, hai hình thức này có sự giao thoa với, bởi lẽ công ty Forwarder sẽ thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ logistics để đảm bảo việc giao nhận hàng hóa cho khách hàng theo hợp đồng mà các bên đã giao kết.
Thành lập công ty Forwarder cần những giấy phép gì?
Chủ thể thành lập công ty Forwarder phải đáp ứng các điều kiện luật định
Thành lập công ty Forwarder cần bao nhiêu vốn?
Pháp luật không quy định hạn mức vốn khi thành lập công ty Forwarder.
ACC Group có dịch vụ tư vấn về thành lập công ty Forwarder không?
ACC Group sẽ tư vấn cho quý khách cách thức, trình tự và toàn bộ các vấn đề liên quan đến việc thành lập công ty Forwarder cho khách hàng, ACC cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng trong quá trình thành lập công ty Forwarder?
Nội dung bài viết:
Bình luận