Thủ tục thành lập công ty con tại Mỹ [Chi tiết 2022]

Khi đầu tư kinh doanh ở nước ngoài, Mỹ là quốc gia mà chúng ta không thể bỏ qua, với nền kinh tế phát triễn hiện đại, nơi có giàu tiềm năng, Mỹ rất thích hợp để bạn thành lập doanh nghiệp, nhưng chắc chắn bạn sẽ có không ít vướn mắc về thủ tục thành lập doanh nghiệp. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về Thủ tục thành lập công ty con tại Mỹ [Chi tiết 2022]

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Con Tại Mỹ [chi Tiết 2022]

Thủ tục thành lập công ty con tại Mỹ [Chi tiết 2022]

1. Công ty con là gì?

Để hiểu về khái niệm công ty con (hay còn gọi là công ty trực thuộc), trước hết bạn cần nắm rõ thế nào là công ty mẹ để hiểu mối quan hệ giữa 2 loại công ty này. Theo Khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014, một công ty được coi là công ty mẹ của một công ty khác khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Sở hữu trên 50% vốn điều lệ công ty (đối với công ty TNHH) hoặc sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phổ thông (đối với công ty cổ phần);
  • Có quyền bổ nhiệm các chức danh của công ty như chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc;
  • Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty.

Theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014, công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau. Bên cạnh đó, các công ty con có cùng công ty mẹ (mà công ty mẹ này có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước) không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Có thể hiểu công ty con là công ty được một công ty khác góp vốn trên 50% vốn điều lệ công ty. Như vậy một công ty mẹ có thể có nhiều công ty con, nhưng một công ty con chỉ có một công ty mẹ.

2. Các loại hình doanh nghiệp của Mỹ hiện nay

Tùy vào số lượng thành viên tham gia góp vốn và khả năng chịu trách nhiệm tài sản của mình đối với hoạt động của doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn hình thức khác nhau. Nếu chỉ có một thành viên, thì nhà đầu tư có thể chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Nếu có từ hai thành viên trên lên, thì nhà đầu tư có thể chọn công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh hoặc tập đoàn. Dưới đây là các loại hình doanh nghiệp tại Mỹ hiện nay:

  • Doanh nghiệp tư nhân (Sole Proprietorship)
  • Công ty hợp danh (Partnership);
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company – LLC) gồm có:
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • Tập đoàn (Corporation – Corp) hay còn gọi là công ty cổ phần, gồm 02 loại sau:
  • C-corporation là hình thức tập đoàn phải kê khai và đóng thuế theo double taxation và có số lượng cổ đông không giới hạn.
  • S-corporation là hình thức kê khai và đóng thuế theo pass-through taxation hoặc double taxation và số lượng cổ đông phải từ dưới 100 cổ đông.

3. Hồ sơ thành lập công ty con tại Mỹ

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty con cũng giống như thủ tục thành lập một công ty bình thường. Chỉ khác là sẽ có một cổ đông góp trên 50% vốn vào công ty con này.

Cụ thể hồ sơ thành lập công ty con bao gồm:

1. Điều lệ công ty;

2. Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;

3. Danh sách thành viên, cổ đông (trong trường hợp công ty con là công ty TNHH từ hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);

4. Tùy theo loại hình công ty mẹ mà bổ sung hồ sơ tương ứng: Nếu công ty mẹ là công ty TNHH một thành viên/công ty TNHH hai thành viên trở lên/công ty cổ phần thì nộp thêm quyết định của chủ sở hữu/chủ tịch hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc cử người góp vốn quản lý vào công ty con;

Lưu ý: Người được công ty cử đại diện góp vốn vào công ty con không nhất thiết phải là thành viên đang nắm giữ vốn trong công ty mẹ.

5. Giấy ủy quyền đi nộp hồ sơ: Chỉ chuẩn bị trong trường hợp không phải là người đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp;

Bên cạnh những giấy tờ trên, khi đi nộp hồ sơ cần kèm theo các giấy tờ chứng thực sau:

1. Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên trong công ty;

2. Giấy phép kinh doanh sao y công chứng của công ty mẹ (1 bản);

3. Giấy tờ chứng thực cá nhân sao y công chứng của người được công ty mẹ cử góp vốn và quản lý (1 bản).

Lưu ý: Thời hạn công chứng của những giấy tờ chứng thực nêu trên không quá 3 tháng so với thời điểm đi nộp hồ sơ.

4. Thủ tục thành lập công ty con tại Mỹ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy tờ thành lập công ty tại Việt Nam (nếu có).
  • Giầy tờ cá nhân hợp pháp.
  • Điều lệ thành lập, danh sách cổ đông, sáng lập viên, giấy phép kinh doanh.
  • Các giấy tờ chức minh hoạt động kinh doanh tốt, không trái pháp luật, có hiệu quả do các ban ngành có uy tín cấp.
  • Điền thông tin vào mẫu đơn xin thành lập doanh nghiệp để xác nhận các thông tin về tên công ty; tên và địa chỉ của đại lý đại diện đăng ký (nếu có); tổng số và mệnh giá cổ phiếu công ty được phép phát hành và tên cũng như địa chỉ thư tín của công ty.

(Mỗi bang có yêu cầu khác nhau về các giấy tờ này và việc công chứng giấy tờ)

Bước 2: Nộp hồ sơ

Chủ sở hữu doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.

Nộp lệ phí đăng ký theo quy định pháp luật.

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp tại Mỹ:

Tùy thuộc vào mỗi tiểu bang mà cơ quan có thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp là khác nhau, có thể là Sở thương mại hoặc Sở Ngoại giao hoặc Văn phòng Phát triển Doanh nghiệp và Kinh tế và Ban Doanh nghiệp thuộc Bộ Bảo vệ người tiêu dùng…

Cách thức nộp hồ sơ:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền
  • Nộp qua cổng thông tin điện tử

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi kiểm tra hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Thời gian cấp phép là khoảng 30 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hoàn chỉnh.

5. Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty con tại Mỹ

5.1. Yều cầu về chủ thể thành lập doanh nghiệp

Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, trong thành phần thành viên của LLC phải có ít nhất 01 (một) thành viên là công dân Mỹ hoặc là người thường trú hoặc là các diện được phép cư trú và làm việc hợp pháp khác tại Mỹ và công dân đó phải cư trú tại tiểu bang nơi công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ đặt trụ sở chính.

5.2. Tên doanh nghiệp

Cũng tương tự pháp luật Việt Nam, việc chọn và đặt tên cho doanh nghiệp cũng  không được trùng với các doanh nghiệp khác để không bị vi phạm tên thương nghiệp (Trade name or business name) và tên thương hiệu (Trademark). Việc này được tiến hành thông qua thủ tục name search và đăng ký (Business name registration).

6. Lệ phí thành lập công ty con tại Mỹ

Mức lệ phí từ 100 USD- 300 USD nhưng cũng có thể phát sinh một số chi phí khác. Tổng lệ phí thường không vượt quá 500USD. Thông thường công ty xin thành lập tự nộp đơn cho các cươ quan hữu quan Mỹ và hoàn chỉnh các giấy tờ khi có yêu cầu. Tuy nhiên để tránh những tốn phí thời gian, hồ sơ chưa có kinh nghiệm nên khó hoàn chỉnh… có thể thuê công ty luật hướng dẫn thủ tục, nộp hộ hồ sươ va lệ phí. Tốt nhất là thuê công ty luật tại tiểu bang mà mình muốn thành lập công ty. Phí cho công ty luật làm thủ tục lập công ty thường từ vài trăm tới một nghìn đô la.

7. Dịch vụ đăng ký doanh nghiệp tại Mỹ của ACC

Việc đăng ký doanh nghiệp ở một quốc gia khác là một việc không hề đơn giản và tiềm tàng những rủi ro phức tạp, bạn có nhu cầu thành lập công ty tại Mỹ mà chưa hiểu thủ tục và chưa có kinh nghiệm sẽ rất khó hoàn chỉnh hồ sơ và tốn nhiều thời gian, chi phí. Hiện nay, ACC có cung cấp dịch vụ đăng ký mở công ty tại Mỹ, nếu bạn băn khoăn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ. Quy trình của chúng tôi gồm các bước như sau:

  • Bước 1: lắng nghe những yêu cầu, băn khoăn của các khách hàng. Sau đó nhân viên sẽ tiến hành giải đáp thắc mắc, tư vấn cho khách hàng.
  • Bước 2: sẽ báo giá và quy trình dịch vụ của ACC để khách hàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC hay không.
  • Bước 3: tiến hành soạn thảo và ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ với khách hàng.
  • Bước 4: yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin, tài liệu, ACC sẽ đại diện tiến hành các thủ tục pháp lý cho khách hàng.
  • Bước 5: ACC nhận giấy phép thành lập doanh ngiệp và bàn giao cho khách hàng.
  • Bước 6: tư vấn cho khách hàng các thủ tục khác sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

8. Câu hỏi thường gặp

Ưu điểm khi thành lập công ty con?

Việc thành lập một công ty con có lợi về một số mặt. Ở một số quốc gia, các quy định cấp phép thành lập công ty mới khá khó khăn. Nếu một công ty mẹ mua lại một công ty con đã có các giấy phép hoạt động cần thiết, thì công ty đó có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh sớm hơn và ít gặp khó khăn về quản lý hơn.

Một lợi thế khác là khi thâm nhập thị trường nước ngoài, công ty mẹ có thể thông qua sự quen thuộc, sự am hiểu của các công ty con tại địa phương đó để tiếp cận các đối tác, nguồn hàng hay thực hiện dự án... dễ dàng hơn.

Ngoài ra, công ty con là một pháp nhân riêng biệt, điều mang lại nhiều lợi ích cho công ty về thuế, quy định và trách nhiệm pháp lý

Mô hình công ty mẹ - công ty con còn giúp giảm thiểu rủi ro vì nó tạo ra sự tách biệt giữa các pháp nhân.

Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký công ty con tại Mỹ?

Tùy thuộc vào mỗi tiểu bang mà cơ quan có thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp là khác nhau, có thể là Sở thương mại hoặc Sở Ngoại giao hoặc Văn phòng Phát triển Doanh nghiệp và Kinh tế và Ban Doanh nghiệp thuộc Bộ Bảo vệ người tiêu dùng…

Thời hạn xin giấy phép thành lập công ty con tại Mỹ là bao lâu?

Tùy theo loại hình doanh nghiệp sẽ có thời gian cấp giấy phép phù hợp.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Thủ tục thành lập công ty con tại Mỹ [Chi tiết 2022] mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo