Vậy công ty bảo hiểm phi nhân thọ là gì, thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ cần chuẩn bị các điều kiện gì, hồ sơ và thủ tục ra sao? Nếu Quý bạn đọc có các thắc mắc trên vậy đừng bỏ qua bài viết này; bởi Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ đến Quý bạn đọc đầy đủ và chi tiết về các quy định về bảo hiểm phi nhân thọ, điều kiện thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Giúp bạn có thêm thông tin pháp lý quan trọng trong quá trình thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ.
1. Công ty bảo hiểm phi nhân thọ là gì?
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ. Như vậy, bảo hiểm phi nhân thọ là một loại nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến tài sản, trách nhiệm với mục đích hạn chế rủi ro và khắc phục hậu quả khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Hiện nay các công ty bảo hiểm phi nhân thọ mới thành lập gia tăng nhanh chóng, bởi sự phổ biến và nhu cầu bảo hiểm ngày càng nhiều của mọi người. Điều này có thể thấy, khách hàng nên cân nhắc về tính cạnh tranh khi lựa chọn nội dung kinh doanh và địa điểm hoạt động khi thành lập mới công ty.
2. Nội dung kinh doanh của công ty bảo hiểm phi nhân thọ
Về nội dung kinh doanh bảo hiểm, pháp luật bảo hiểm phi nhân thọ quy định khá rõ.
- Công ty bảo hiểm phi nhân thọ có thể thực hiện các loại hình bảo hiểm sau:
- a) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
- b) Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không;
- c) Bảo hiểm hàng không;
- d) Bảo hiểm xe cơ giới;
đ) Bảo hiểm cháy, nổ;
- e) Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;
- g) Bảo hiểm trách nhiệm;
- h) Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
- i) Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
- k) Bảo hiểm nông nghiệp.
- Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
- a) Kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm phi nhân thọ;
- b) Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
- c) Giám định tổn thất;
- d) Đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
đ) Quản lý quỹ và đầu tư vốn;
- e) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ
Trước khi đăng ký thành thập công ty bảo hiểm phi nhân thọ, công ty bảo hiểm phi nhân thọ phải đáp ứng các điều kiện thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ và phải được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
3.1. Điều kiện chung để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
(1) Đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn:
Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
- a) Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
- b) Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
- c) Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;
- d) Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.
(2) Có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định.
3.2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
(1) Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm:
Ngoài các điều kiện chung,, thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phải là tổ chức và đáp ứng các điều kiện sau đây:
- a) Đối với tổ chức nước ngoài:
- Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam;
- Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;
- Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
- Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
- b) Đối với tổ chức Việt Nam:
- Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
(2) Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm:
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định này, công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến thành lập phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- a) Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến được thành lập;
4. Hồ sơ thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ
4.1 Hồ sơ xin cấp phép thành lập và hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ
Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn
(1) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
(2) Dự thảo Điều lệ công ty theo quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp.
(3) Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép, trong đó nêu rõ thị trường mục tiêu, kênh phân phối, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
(4) Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; lý lịch tư pháp, lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, chuyên gia tính toán hoặc chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán, kế toán trưởng của doanh nghiệp bảo hiểm.
(5) Danh sách thành viên sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
- a) Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác;
- b) Điều lệ công ty;
- c) Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn quyết định việc tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm;
- d) Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn;
đ) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền cho công ty con góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam thì cung cấp cả báo cáo tài chính của công ty con đó;
- e) Văn bản ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cho công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài và cam kết cùng công ty con chịu trách nhiệm đối với việc góp vốn và nghĩa vụ của công ty con trong việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền cho công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam).
(6) Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai.
(7) Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng.
(8) Hợp đồng hợp tác theo quy định tại Điều 19 Luật doanh nghiệp (đối với trường hợp tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài cùng góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên).
(9) Biên bản họp của các thành viên góp vốn (đối với hồ sơ đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên) về việc:
- a) Nhất trí góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, kèm theo danh sách các thành viên sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên;
- b) Thông qua dự thảo Điều lệ công ty.
(10) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức nước ngoài góp vốn đóng trụ sở chính xác nhận:
- a) Tổ chức nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi tổ chức nước ngoài đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này;
- b) Tổ chức nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành hoạt động ở Việt Nam;
- c) Tổ chức nước ngoài đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;
- d) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước nơi tổ chức nước ngoài đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
(11) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định pháp luật chuyên ngành.
(12) Văn bản cam kết của các thành viên góp vốn
(13) Văn bản về việc ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức thay mặt thành viên góp vốn để thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép.
Đối với loại hình công ty cổ phần bảo hiểm
(1), (2), (3), (4): Tương tự loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn
(5) Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
- a) Đối với cá nhân:
- Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; lý lịch tư pháp theo mẫu do pháp luật quy định;
- Xác nhận của ngân hàng về số dư tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi gửi tại ngân hàng.
- b) Đối với tổ chức:
- Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác; đối với tổ chức nước ngoài thì bản sao phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Điều lệ công ty;
- Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn quyết định việc tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm;
- Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn;
- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
(6),(7): Tương tự loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn
(8) Biên bản họp của các cổ đông về việc:
- a) Nhất trí góp vốn thành lập công ty cổ phần bảo hiểm kèm theo danh sách các cổ đông sáng lập;
- b) Thông qua dự thảo Điều lệ công ty.
(9) Biên bản về việc ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức thay mặt cho các cổ đông chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép.
(10) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định pháp luật chuyên ngành.
(11) Trường hợp tổ chức nước ngoài là doanh nghiệp bảo hiểm thì phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp bảo hiểm đóng trụ sở chính xác nhận:
- a) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này;
- b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành hoạt động tại Việt Nam;
- c) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;
- d) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước nơi tổ chức nước ngoài đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
(12) Văn bản cam kết của các cổ đông đối với việc đáp ứng điều kiện để được cấp Giấy phép
4.2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
Hồ sơ thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
- Giấy phép thành lập và hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Trình tự thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ
Bước 1: Xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công ty bảo hiểm phi nhân thọ
- Chuẩn bị hồ sơ: Như mục 4.1
- Nơi nộp: Bộ Tài chính
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bước 2: Đăng ký kinh doanh
- Chuẩn bị hồ sơ: chuẩn bị các hồ sơ như đã liệt kê ở mục 4.2
- Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty bảo hiểm phi nhân thọ đặt trụ sở
- Cách thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc trực tuyến qua Cổng thông tin đăng ký quốc gia về doanh nghiệp
- Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
- Chi phí thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ: theo quy định về phí và lệ phí của Nhà nước
6. Những câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ
Chi phí thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ nhiều hay không?
Ngoài phí và lệ phí nhà nước, ACC Group cam đoan với một mức giá dịch vụ thành lập doanh nghiệp phù hợp hiệu quả và chất lượng cho khách hàng.
Người thành lập công ty chứng khoán có cần chứng chỉ không?
Người thành lập không bắt buộc có chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ.
Thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ cần những giấy phép gì?
Chủ thể thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ phải được cấp giấy phép thành lập và hoạt động từ Bộ Tài chính.
Thành lập công ty môi giới cần bao nhiêu vốn?
Vốn tối thiểu để thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ là 300 tỷ.
ACC Group có dịch vụ tư vấn về thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ không?
ACC Group sẽ tư vấn cho quý khách cách thức, trình tự và toàn bộ các vấn đề liên quan đến việc thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ cho khách hàng, ACC cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng trong quá trình thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ?
Nội dung bài viết:
Bình luận